Phim truyền hình giảm nhiệt: Cơ hội trong thách thức

Việc phim truyền hình giảm nhiệt trước sức nóng của truyền hình thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề cho cả phía nhà sản xuất phim cũng như nhà đài.

Việc phim truyền hình giảm nhiệt trước sức nóng của truyền hình thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề cho cả phía nhà sản xuất phim cũng như nhà đài.

Chỉ cách đây vài ba năm, phim truyền hình còn được nhắc đến như là món giải trí thời thượng. Những bộ phim được chiếu “giờ vàng” luôn là niềm khao khát của bất cứ nhà sản xuất, nào nhờ lượng khán giả cao ngất ngưởng.

Đìu hiu

Thời đó, cứ mỗi tối người người lại ngồi trước màn hình tivi đón xem Cô gái xấu xí, Gió nghịch mùa, Một thời ta đuổi bóng, Vật chứng mong manh... Vào đỉnh điểm thời vàng son này, có những lúc chỉ số rating (đo lượng khán giả) của phim truyền hình lên đến hơn 10 chấm. Còn nhà sản xuất để có phim được lọt vào giờ vàng đài VTV1, VTV3, HTV7 thì cần phải cam kết những điều kiện không hề đơn giản. Chẳng hạn, phim được chiếu giờ vàng HTV7 như phải đạt 1,8 tỉ đồng quảng cáo mỗi tập phim để được trả 180 triệu đồng/tập.

Thị hiếu khán giả thay đổi kéo theo sự xuống dốc không thể tiên liệu của phim truyền hình. Theo phòng khai thác phim truyền hình TP.HCM, rating phim giờ vàng trên HTV7 hiện rớt thê thảm, chỉ còn 3 đến 4 chấm. Kênh SCTV14 chuyên phim Việt giờ cũng chỉ yêu cầu chỉ số rating tối thiểu là 1,5 chấm mà thôi.

 
Phim truyền hình cần đổi mới để giữ khan giả. Ảnh: L.Y

Tuy nhiên, nếu không đạt mức này thì nhà sản xuất coi như sẽ phát miễn phí cho nhà đài. Và phim nào đạt được mức trên 3 chấm đã được gọi là thành công mỹ mãn. Cùng với sự “thất sủng” của phim trước khán giả còn có sự nở rộ các hãng phim, các kênh truyền hình mới có vệt giờ chiếu phim Việt như SNTV, Today TV, VTC10... Điều đó càng khiến cho nguồn cung thêm dồi dào mà cầu thì giảm bớt.

Chỉ là chuyện nhất thời

Nói về tác động của sự giảm nhiệt này, bà Bảo Trâm, giám đốc hãng Vietcomfilms cho biết: “Phim truyền hình đang bị tụt hạng về “nghĩa đen lẫn nghĩa bóng”. Điều này khiến nhà sản xuất khó khăn hơn rất nhiều so. Lượng khán giả và lượng quảng cáo bị chia sẻ nhưng mức cam kết với Đài thì vẫn như cũ. Kinh phí không thay đổi nhưng phim buộc phải hay hơn. Đây là bài toán không dễ cho các Nhà sản xuất”. Tuy nhiên, theo bà Bích Liên, giám đốc công ty Sóng Vàng, khó khăn này chỉ là chuyện nhất thời bởi “phim truyền hình vẫn là loại hình giải trí đường dài”.

Điều quan trọng là các nhà sản xuất phải tìm ra được lối thoát trong giai đoạn này. Vietcomfilm cho biết sẽ phải làm phim hay hơn, đầu tư nhiều hơn từ kịch bản đến đạo diễn, diễn viên. Cụ thể là kịch bản sẽ không chỉ có hoàng tử lọ lem, tình tay ba, tay tư; đạo diễn phải đồng hành cùng nhà sản xuất để gánh trách nhiệm với phim, còn diễn viên phải đầu tư nghiêm túc cho vai diễn. Trong khi đó, công ty Sóng Vàng cũng khẳng định duy trì chất lượng, chặt chẽ hơn ở khâu kịch bản, đạo diễn, diễn viên. Tất cả thống nhất rằng tuy khó khăn nhưng đây là cơ hội để xuất hiện những Nhà sản xuất chuyên nghiệp.

Ngoài ra, với chủ trương hạn chế phim Trung Quốc, Hàn Quốc trên truyền hình, các nhà sản xuất cũng đang đứng trước những cơ hội lớn về đầu ra cho phim Việt . Tuy lạc quan với chủ trương này, bà Bảo Trâm vẫn tỏ ra thận trọng: “phải có được chất lượng trước khi tăng số lượng”. Giám đốc công ty Sóng Vàng cũng chung nhận định, đồng thời cho biết: “Điều đó sẽ giảm bớt sự xâm nhập văn hóa Hàn, Trung vào giới trẻ, đồng thời giảm đáng kể nguồn ngoại tệ chuyển ra nước ngoài để mua bản quyền phim thành phẩm”.

Theo ĐVO

 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.