- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Dùng thuốc tưa lưỡi, hàng loạt trẻ bị nhiễm chì
135 bệnh nhi tại 15 tỉnh, thànhphải nhập viện vì nhiễm độc chì trong thời gian 3 tháng gần đây. Nguyên nhân chủyếu do các cháu được bôi thuốc tưa lưỡi hoặc uống thuốc cam.
135 bệnh nhi tại 15 tỉnh, thànhphải nhập viện vì nhiễm độc chì trong thời gian 3 tháng gần đây. Nguyên nhân chủyếu do các cháu được bôi thuốc tưa lưỡi hoặc uống thuốc cam.
2 tháng tuổi, co giật liên tục vì nhiễm chì
Theo thống kê của Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, từ tháng 11/2011 đếnnay, Trung tâm đã điều trị cho 135 trường hợp nhiễm độc chì tại 15 tỉnh, thànhphố. Trong đó, Bắc Giang chiếm tỉ lệ lớn nhất với 92 trường hợp, Hà Nội là 11trường hợp.
Hiện tại Trung tâm chống độc, nhiều cháu bé vẫn đang phải nằm điều trị. CháuPhương Anh, 2 tháng tuổi ở Thôn Thượng Ngạn, Văn Lang, Hưng Hà, Thái Bình bịnhiễm chì khá nặng. Trông cháu bé tí với cân nặng hơn 4 kg, vậy mà cơ thể cháuđang có 1 lượng chì đáng kể.
Khi chúng tôi đến, bố cháu đang cho cháu uống sữa. Nhìn bên ngoài, Phương Anhkhông có biểu hiện gì đặc biệt.
|
Cháu Phương Anh, 2 tháng tuổi ở Thôn Thượng Ngạn, Văn Lang, Hưng Hà, Thái Bình bị nhiễm chì khá nặng. (ảnh VTC) |
Bố cháu kể: Lúc được 20 ngày tuổi, lưỡi cháu bị tưa nên gia đình đi mua góithuốc bột màu vàng giá 30 ngàn đồng của ông lang Lý gần nhà, bôi ngày 3 lần, bôiđược 3 ngày thì tưa lưỡi khỏi.
Sau đó, cháu bị co giật liên tục. Gia đình cho cháu đi khám tại viện Nhi Trungương, lần 1 ở khoa thần kinh, lần 2 ở khoa truyền nhiễm. Tuy nhiên, khi chụpchiếu không phát hiện ra bệnh. Khi xét nghiệm thì phát hiện cháu bị nhiễm chì vàđược chuyển đến Trung tâm chống độc.
Có những lần cháu co giật 30 lần, từ sáng đến trưa. Lần kéo dài nhiều nhất trongvòng 2 phút. Hiện, sau khi được điều trị tại Trung tâm chống độc, cháu PhươngAnh đã hết co giật và ăn uống bình thường.
Bố cháu cho biết: “Mẫu thuốc đã được nộp cho Trung tâm chống độc để mang đi xétnghiệm. Còn với cháu, khi cháu chỉ bị tưa lưỡi, gia đình muốn cháu khỏi nên muathuốc theo lời mách, vậy mà ai ngờ cái giá phải trả quá đắt”.
Còn cháu Bùi Phương Ngân, 2,5 tuổi ở Hạ Bì, Kim Bôi, Hòa Bình trông rất xinhxắn. Nhưng cháu cũng bị nhiễm chì.
Cháu có hiện tượng bị co giật. Gia đình đi khám, ban đầu, chẩn đoán cháu bị viêmnão và thiếu máu nặng. Sau khi truyền máu, cháu tiếp tục thiếu máu và khi xétnghiệm mới phát hiện ra cháu bị nhiễm chì.
Mới hơn 2 tuổi nhưng 2 mẹ con Ngân đã rong ruổi hết bệnh viện Nhi, đến việnHuyết học và truyền máu trung ương, và giờ là bệnh viện Bạch Mai.
Cũng nỗi lo lắng khôn nguôi, chị Phương, ở thôn Đông Thịnh, xã Tam Thịnh, huyệnLục Nam, tỉnh Bắc Giang ngồi ôm con đang điều trị tại Trung tâm chống độc. CháuVũ Nhật Đức, con chị Phương mới 8 tháng tuổi mà đã bị nhiễm độc chì do sử dụngthuốc cam.
Theo lời kể của chị Phương thì khi được 20 ngày tuổi, cháu Đức bị tưa lưỡi. Chịđã đến nhà bà lang Tiến ở gần nhà để mua thuốc cam về bôi cho con với giá 15ngàn đồng/gói.
Cả làng chị, trẻ con hễ bị tưa lưỡi, lở loét hay còi xương đều đến bà lang Tiếnmua thuốc cam về uống. Rồi trong làng có một cháu bé bị co giật và phải chuyểnlên bệnh viện ở Hà Nội, bác sĩ kết luận cháu bị nhiễm độc chì do uống thuốc camthì chị và người dân trong làng đều hoảng hốt.
Chị đưa con đi kiểm tra, qua xét nghiệm cháu đã bị nhiễm độc chì ở thể nhẹ. Uốngthuốc một thời gian mà men gan của cháu vẫn cao, chị lại phải đưa con vào điềutrị.
Thuốc được trộn chì
Theo TS Phạm Ruệ, giám đốc Trung tâm chống độc, bệnh viện Bạch Mai: Trong số 135ca bệnh, chỉ có vài cháu có dấu hiệu co giật. Do đó, gia đình mới biết để đưacháu đi khám. Như vậy, nguy cơ nhiều cháu bị nhiễm chì nhưng không có biểu hiệngì vì vậy không được đi thải độc cấp.
Các cháu bị nhiễm chì sẽ bị suy giảm trí tuệ, lùn, khả năng học kém, rối loạn tưduy. Các trường hợp bị nhiễm chì thường do mua thuốc cam, thuốc chữa tưa lưỡicủa các ông lang, bà mế, của người Chăm bán rong ở chợ. Trong số bệnh nhân bịnhiễm chì, số lượng lớn bệnh nhân đến khám tại trung tâm có mua thuốc của bàlang Tiến, chợ Thanh Dã, Tam Dị, Lục Ngạn, Bắc Giang.
Hiện, Sở Y tế Bắc Giang đã yêu cầu bà lang Tiến ở Bắc Giang ngừng bán loại thuốcnày.
Không chỉ bà lang Tiến bán thuốc cam có chì, nhiều trường hợp khác mua thuốc camở các ông lang, bà mế tại Hà Nội, Nam Định, Phú Thọ, Thái Bình, Hải Dươg cũng bịnhiễm chì. Có trường hợp bà lang bán thuốc cam có chì ở Thanh Hóa, khi được hỏi,bà lang này cho biết bà không tự làm thuốc mà mua ở biên giới Móng Cái về bán.
Một câu hỏi đặt ra, liệu có phải thuốc cam được tuồn vào Việt Nam từ Trung Quốc?
Thuốc được lấy mẫu mang đi kiểm nghiệm ở dạng bột màu vàng, cam, nâu trắng, thậmchí có óng ánh chì. Sau khi có lượng lớn bệnh nhân bị nhiễm độc chì, Trung tâmchống độc đã gửi mẫu đi xét nghiệm ở Trung tâm công nghệ hóa dược và hóa sinhhữu cơ, viện khoa học vật liệu, Trung tâm KHTN và CN Quốc gia để xác định rõnguyên nhân gây ra hiện tượng nhiễm chì trên. Hiện, ở Việt Nam chỉ có ở Hà Nộivà TP. HCM là có các phương tiện khoa học, kỹ thuật để kiểm nghiệm nhiễm chì.
TS Ruệ khuyến cáo, các bà mẹ nên thận trọng khi sử dụng thuốc cam cho trẻ, khôngmua thuốc bán rong, thuốc ở chợ. Đối với những trẻ đã sử dụng loại thuốc này nênđi xét nghiệm máu để được giải độc sớm, tránh trường hợp để lâu ngày hoặc sửdụng một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến mặt thể chất và trí tuệ của trẻ.
TS Ruệ cho rằng, số lượng trẻ em vào Trung tâm chống độc khám và chữa nhiễm chìchỉ là vệt loang nhỏ trong số rất nhiều trẻ em sử dụng thuốc cam. Ông lo ngạicòn một lượng lớn các trẻ em không có triệu chứng co giật, nên gia đình khôngbiết để đưa các cháu đi kiểm tra.
Đây cũng là lời cảnh báo đến người dân cần tuyệt đối tuân thủ an toàn trong dùngthuốc: Người bệnh cần khám chữa bệnh ở những địa chỉ tin cậy, đã được cấp phéphành nghề của Sở Y tế hay Bộ Y tế. Nếu là bài thuốc gia truyền cũng phải được SởY tế hay Bộ Y tế cấp phép sản xuất lưu hành. Các bà mẹ cần hết sức thận trọngkhi dùng thuốc cam cho trẻ, đặc biệt là những thuốc không có địa chỉ, không nhãnmác...
Theo VTC
-
Đời sống8 giờ trướcClip có hơn 7 triệu lượt xem tiết lộ sự thật khiến nhiều người "ngã ngửa": Chiếc kiềng rất lớn mà nhiều cô dâu đeo nhìn như mấy cây vàng, thực chất có thể là 1 chỉ.
-
Đời sống11 giờ trướcKhái niệm "girl’s girl" ngày càng phổ biến và được nhiều người tìm kiếm, nhưng "girl’s girl" là gì và tại sao đó là hình mẫu mà nhiều cô gái muốn trở thành?
-
Đời sống11 giờ trước“Nỗi buồn và sự khổ đau không giết chết được ta. Nhưng bản thân ta sẽ chết dần chết mòn, thậm chí tìm đến điều dại dột vì tự đẩy mình chết chìm trong đau khổ”, chị Hà Thị Hương * (54 tuổi, kinh doanh ngành làm đẹp) chia sẻ.
-
Đời sống13 giờ trướcDù món “quốc dân” này có mùi vị khá mạnh, không phải ai cũng dám thưởng thức, ngay cả với người Việt nhưng vị khách Tây này vẫn ăn ngon lành và liên tục dành lời khen.
-
Đời sống13 giờ trướcKhách dự đám cưới “được ăn, được nói, được gói mang về”. Ngoài ra, đám cưới của chú rể Bình Định còn có nhiều nghi thức lạ lẫm và thú vị.
-
Đời sống16 giờ trướcBên cạnh Labubu, "bé 3" Baby Three, "túi mù" hay "đập hộp mù"... liên tiếp trở thành hot trend gây sốt với các bạn trẻ, "đá thú cưng" cũng là món đồ đang được nhiều người trẻ Trung Quốc ưa chuộng và coi như thú cưng.
-
Đời sống17 giờ trướcChàng trai Bùi Đình Quảng (quê ở Bắc Giang) và cô gái Nguyễn Thị Ngọc Thơ (ở Hà Nội) cùng đến từ Học viện Hậu Cần tình cờ gặp nhau tại một ga tàu nhộn nhịp, để rồi khởi duyên, hẹn hò với sự tương đồng về ước mơ trở thành những quân nhân mẫu mực.
-
Đời sống18 giờ trướcNgoài màu đỏ đặc trưng của bản mệnh Hoả, những chủ nhân tuổi Bính Dần sinh năm 1986 còn hợp với rất nhiều màu sắc xe khác nhau như vàng, nâu hay xanh lá cây,...
-
Đời sống18 giờ trướcChẳng ai có quyền phán xét, đánh giá bạn, trừ khi bạn cho phép họ làm vậy với bạn! Tin tôi đi, bạn ổn mà!
-
Đời sống18 giờ trướcPhố cổ Hội An được bình chọn là một trong 25 thành phố tốt nhất thế giới, điều đó cho thấy sức hút của phố cổ chưa bao giờ "hạ nhiệt".
-
Đời sống20 giờ trướcỞ tuổi 49, con người cần tiến một bước mới để hiểu rõ vận mệnh và tìm thấy giá trị cuộc sống. Nếu vẫn bôn ba khắp nơi, họ có thể không đạt được sự thăng hoa trong đời sống và khó lòng nhận ra giá trị sống.
-
Đời sống20 giờ trướcPhotobooth, thường được gọi là chụp ảnh Hàn Quốc, từng nổi đình đám 15 năm trước rồi bị lãng quên dần, gần đây bỗng bùng nổ thành một "hot trend" trong giới trẻ.
-
Đời sống20 giờ trướcMẹ đẻ tặng con gái 1.000 cây vàng, cô dâu Thanh Hóa đeo “vàng lồng vàng”, hai họ tặng nhiều quà đến mức không kịp kiểm kê... là những đám cưới “gây bão” mạng xã hội năm 2024.
-
Đời sống1 ngày trướcThừa nhận món ăn ngon nhất khi thưởng thức nóng nên vị khách Hàn Quốc dù đổ nhiều mồ hôi vẫn thấy hạnh phúc, xuýt xoa khen và húp cạn cả nước sốt.