Trẻ nhập viện vì thuốc bổ, thuốc cam

Ở quê tôi, gia đình nào có cháu nhỏcũng cho dùng thuốc cam để bé hay ăn, chóng lớn, tránh sài đẹn... Không ngờ, contôi lại bị vậy”.

Ở quê tôi, gia đình nào có cháu nhỏcũng cho dùng thuốc cam để bé hay ăn, chóng lớn, tránh sài đẹn... Không ngờ, contôi lại bị vậy”.

Từ Tết đến nay đã có trên 130 trẻ phải điều trịtại Trung tâm chống độc, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) do ngộ độc chì có trongcác loại thuốc nam dùng để bồi bổ, giúp con hay ăn hay chữa lở lét.

Bé N.M.Hưng (13 tháng tuổi ởDương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội) hiện vẫn đang điềuc trị thải chì tại Trung tâmchống độc trong tình trạng người mệt mỏi, tinh thần không tỉnh táo. Chị Thủy, mẹbé Hưng cho biết, cách đây 10 ngày, tự dưng bé lên cơn co giật cứng người. Đicấp cứu và điều trị 10 ngày tại bệnh viện Nhi TƯ, bé hết co giật nhưng khôngtỉnh táo. Bác sĩ cho chuyển sang trung tâm chống độc để thải chì sau khi kết quảxét nghiệm máu cho thấy hàm lượng chì lên tới 81,6%.

Trẻ nhập viện vì thuốc bổ, thuốc cam

Một trẻ đang được tái điều trị thải trì tại Trung tâm chống độc. Ảnh: H.Hải

Chị Thủy cho biết, thấy con khônghay ăn từ 4 tháng tuổi nên chị đã mua thuốc cam cho con uống: “Ở quê tôi, giađình nào có cháu nhỏ cũng cho dùng thuốc cam để bé hay ăn, chóng lớn, tránh sàiđẹn... Không ngờ, con mình lại bị vậy”.

TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâmchống độc (BV Bạch Mai) cho biết, tỉ lệ trẻ ngộ độc chì đang tăng lên cùng vớixu hướng sử dụng các loại thuốc bổ, “thuốc cam” ngày càng phổ biến. Trên cácdiễn đàn, các mẹ “rỉ tai” nhau địa chỉ bán “thuốc cam” mà con mình dùng lên cân.Cùng với đó, 3 tháng trở lại đây, số trẻ phải vào Trung tâm chống độc điều trịdo ngộ độc chì tăng đột biến.

Tính từ Tết đến nay đã có trên130 trẻ phải nhập viện, chủ yếu là trẻ dưới 3 tuổi, thậm chí cả trẻ 1 tháng tuổicũng bị bệnh. Trẻ bị ngộ độc chì đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau, từ BắcGiang, Hải Hưng, Hưng yên, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Hòa Bình, Thanh Hóa...Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ dùng thuốc cam để bôi, uống. chữa loét miệng.

“Thuốc nam nếu chữa đúng thuốc, đúng bệnh cũngrất tốt. Tuy nhiên đừng bao giờ tùy tiện sử dụng thuốc của thầy lang vườnbởi đó thường những loại thuốc tự pha chế, thiếu kiến thức chuyên môn và rấtcó thể do trong quá trình sản xuất không đảm bảo mà thuốc bị nhiễm kim loạinặng (như chì, arsen...), bằng mắt thường không thể nhận biết được...”, TSDuệ cảnh báo...
 

Theo Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.