Uống thuốc cam, nhiều trẻ bị ngộ độc chì

Bé A. bị tưa lưỡi nên được bố mẹ mua thuốc cam về cho uống. Hậu quả bé bị co giật, nôn nhiều, da xanh xao.

Bé A. bị tưa lưỡi nên được bố mẹ mua thuốc camvề cho uống. Hậu quả bé bị co giật, nôn nhiều, da xanh xao.

2 tuần, 5trẻ nhập viện

Cháu Lê Thị Y. (2 tháng tuổi, ngụ Phú Thọ) được đưa vào khoa Thần kinh,Bệnh viện Nhi Trung ương trong trạng thái thiếu máu trầm trọng, da xanhvà lên cơn co giật. Chị Nguyễn Thị M., mẹ cháu Y., cho biết trước đâymột tuần, thấy con bị nhiệt miệng, chị mua thuốc cam của một thầy langgần nhà về bôi vào các nốt lở. Sau khi bôi được 5 ngày thì bé liên tụcnôn và lên cơn co giật, gia đình vội vã đưa đi cấp cứu.

Uống thuốc cam, nhiều trẻ bị ngộ độc chì

Bệnh nhi ngộ độc chì tại BV Nhi TƯ. Ảnh nhỏ: một mẫu thuốc cam.
Ảnh: Kim Anh



Cùng chung tình trạng với bé Y. là bé Đỗ Phương A. (5 tháng tuổi, ở HòaBình). Thấy con bị tưa lưỡi, bố mẹ liền mua thuốc cam về cho bé uống.Hậu quả bé bị co giật, nôn nhiều, da xanh xao. Lúc ấy, gia đình mới táhỏa và đưa bé đi khám. Bác sĩ Phạm Thị Vân Anh, khoa Thần kinh, Bệnhviện Nhi Trung ương, cho biết trong vòng 2 tuần gần đây, khoa tiếp nhận5 cháu từ 2 tháng rưỡi đến 8 tháng có biểu hiện co giật, thiếu máu nặng.Đặc biệt, một bệnh nhi bị suy hô hấp nặng, phải thở máy.

Ban đầu với những dấu hiệu này, các bác sĩ thường nghĩ đến khả năng xuấthuyết não. Nhưng tuổi các bệnh nhi đều hơn lứa tuổi xuất huyết não (độtuổi xuất huyết não là 45 ngày trong khi các cháu này đều 2 - 8 thángtuổi). Chỉ đến khi kết quả định lượng một số chất đặc biệt có thể gây rahiện tượng ngộ độc của bệnh nhi đầu tiên cho kết quả chì lên tới 106microgam/100 ml máu (bình thường nồng độ chì dưới 10 microgam/100 mlmáu), các bác sĩ mới kết luận rằng các cháu đã bị ngộ độc chì. 

Khai thác tiền sử của các bệnh nhi, mới hay trẻ được uống thuốc cam 3lần một ngày trong vòng một tuần. Các gói thuốc cam ở dạng bột, có 2loại, màu cam và màu xanh. Tất cả đều được gói thành các gói nhỏ tronggiấy báo và không có bất kỳ thông tin gì về thành phần cũng như xuất xứ.Đưa các mẫu thuốc cam mà các trẻ ngộ độc đi phân tích tại phòng Hóa phântích, Viện Hóa học, kết quả cho thấy hàm lượng chì trong các mẫu này rấtcao, chiếm 10% - 20% trong thành phần thuốc.

Không tùy tiện dùng thuốc

Theo tiến sĩ Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, ngộ độc chì rấtnguy hiểm. Chì vào cơ thể sẽ lắng đọng trong các tổ chức, cơ quan, lưuhành tự do trong máu, gây nhiễm độc hệ thần kinh khiến trẻ bị co giật,rối loạn hành vi, ảnh hưởng tới hệ tạo máu gây thiếu máu, còn khi xâmnhập vào xương, nó khiến trẻ không phát triển chiều cao. Khi bị nhiễmđộc chì, trừ trường hợp với nồng độ thấp, thời gian ngắn thì có thể hồiphục, còn nếu nhiễm nồng độ cao dù có điều trị đào thải hết cũng để lạidi chứng, ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất và trí tuệ của trẻ.

Các bác sĩ cho biết tình trạng các ông bố bà mẹ tự mua thuốc cho trẻuống gây ngộ độc rất đáng báo động. Trong vòng 2 - 3 năm trở lại đây,Bệnh viện Nhi tiếp nhận rất nhiều trường hợp như vậy. Các bác sĩ khuyếncáo khi trẻ em có các dấu hiệu không ổn về mặt sức khỏe, nên đến cơ sở ytế khám, không nên sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, thành phần, khôngcó sự kiểm định về dược.

Theo Lan Hương
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.