Gánh việc nhà chồng bao năm vẫn bị tiếng toan tính thiệt hơn với người nhà, nàng dâu “bật lại” khi phải đóng thay 2 triệu tiền điện và cái kết

Chị vẫn luôn nhún nhường vì chồng chị nhưng cứ sống thế này cả đời không "vùng lên" chắc chị sớm phát rồ mất.

Chị vẫn luôn nhún nhường vì chồng chị nhưng cứ sống thế này cả đời không "vùng lên" chắc chị sớm phát rồ mất.

Chị Lành, 34 tuổi (Lĩnh Nam - Hà Nội) trong các câu chuyện phiếm với hàng xóm thường than phiền về việc vợ chồng chị đã ở riêng từ đời nào, nhưng hễ có chuyện gì, là bên nhà bố mẹ chồng chị lại chụp ngay lên vai vợ chồng chị “Trong khi ông bà ở với con trai và dâu út, trông con cho 2 vợ chồng chú ấy” - chị thường phân bua. Nghe chị kể, nhiều chị em trong xóm thường về phe và tỏ vẻ bất bình thay. Cũng có lần chị được hội chị em tư vấn cách để “vùng lên để thoát cảnh khốn khó” nhưng chị không dám.

Chị hay kể lại dạo vợ chồng chị mới cưới, từ khi chị đặt chân về làm dâu thì hai vợ chồng lo tuốt mọi chi phí trong nhà. Với bố mẹ chồng, chị cho rằng mình không nên tính toán vì ông bà già yếu. Thế nhưng chú em chồng thì đi làm có lương và ăn ở tại nhà song không đóng góp xu nào. Và để biện minh cho cái sự vô lí ấy nhà chồng chị ấy bảo "toàn người trong nhà đi đâu mà thiệt". Thế là câu chuyện chị bị chèn ép từ khi mới về làm dâu được chị em toàn khu đồng cảm.

Gánh việc nhà chồng bao năm vẫn bị tiếng toan tính thiệt hơn với người nhà, nàng dâu bật lại” khi phải đóng thay 2 triệu tiền điện và cái kết-1

Ảnh minh họa

Rồi khi chú em kia cưới vợ, sau đó 2 năm, thì vợ chồng chị bị "đuổi" ra thuê nhà, để căn nhà cho vợ chồng chú em ở cùng bố mẹ. Chị Lành lúc ấy nghĩ, thôi ra ngoài thuê nhà vất vả hơn nhưng lại bớt đi nhiều rắc rối. Ai ngờ đâu, hóa ra chị vui mừng quá sớm. Bố mẹ chồng hết tiền tiêu vặt, muốn mua thuốc bổ, mua quần áo, mua giầy chạy bộ, đi đám xứ, đi chợ mua đồ ăn... cái gì cũng chạy sang hỏi tiền con trai và con dâu cả. 

Theo chị thì: “Bố mẹ chồng vốn chiều chú ý từ xưa, có việc là gọi con cả, món ngon thì phần con út. Nên ở với bố mẹ có nhà cửa yên ổn sướng hơn ra thuê nhà riêng nhiều. Vợ chồng con út chả nghèo túng gì. Mẹ chồng đang trông con cho nhà chú ấy nữa. Ngày xưa bà có ngó ngàng gì tới con mình đâu, mang tiếng ở cùng nhà mà toàn mẹ con chị tự xoay xở với nhau”. Vậy nên chị càng thêm tủi.

Tóm lại với chị, bên nhà đó áng bòn rút được cái gì từ nhà chị Lành, tiết kiệm được cái gì cho phe mình là họ làm tuốt, không hề nghĩ ngợi đúng sai hay áy náy. Vợ chồng chú út không thèm đưa tiền chợ cho mẹ chồng, mẹ chồng chiều con không đòi, nhưng đâu muốn bỏ tiền túi, nên cứ dăm bữa lại vay, xin... nhà con cả dùng tạm. Coi vợ chồng chị như cây ATM, cần tiền dù vài trăm có khi tới vài triệu, là chạy sang rút, không rút được không về, chậm trễ thì mặt mũi khó ưa ngay.

"Bố mẹ, anh em trong nhà còn tính toán nữa à?", đó là câu cửa miệng của họ. Hàng xóm nghe chị kể chuyện thì xót xa nhưng oái oăm thay, chồng chị lại ngầm đồng tình. Có lẽ bao năm nay anh luôn sống trong sự bất công giữa các con như thế, thành quen rồi. Và chị Lành, vì còn nể chồng, nên vẫn nhịn.

Chị than rằng đến tận bây giờ tiền điện bên đấy cũng luôn là vợ chồng chị đóng vì... chị đứng tên. Và chị đóng cho họ lâu nay rồi, bởi chồng chị bảo thế. Chị kêu rên tháng rồi bên đấy dùng cả 2 triệu tiền điện, chị hết sạch tiền, nên không đóng nữa. Thế là bố chồng sang tận nơi giục chị đi đóng. Hàng xóm sát vách xúi chị phải sỗ sàng lên nhưng chị lại mềm oặt rồi thở hắt: “Vì chồng tôi tốt nên tôi lại cố nhịn”. Người ta thấy thái độ lấp lửng của chị thì mắng cứ sống thế này cả đời không "vùng lên" rồi cũng phát rồ.

Gánh việc nhà chồng bao năm vẫn bị tiếng toan tính thiệt hơn với người nhà, nàng dâu bật lại” khi phải đóng thay 2 triệu tiền điện và cái kết-2

Ảnh minh họa

Thế rồi chị chột dạ. Chị kể, lúc ấy đã xuôi rồi nhưng nghĩ đi nghĩ lại đúng là nếu cứ im mãi thì chị sẽ điên thật thế nên mình liều, không nộp gì hết. Chị cũng gọi điện cho bố chồng và nói thẳng “con đang hết tiền, nếu bố không tiện đi thì bố đưa tiền con đi đóng hộ cho". Y như rằng ông tỏ thái độ bực dọc đem chuyện mách với chồng chị. Thế rồi anh trách chị, chị tuyên bố thẳng thừng: "Anh sang bên kia nhìn cho kĩ đi nhé, xem bên ấy sống sướng hơn mình ngần nào. Anh muốn nhà mình chỉ còn cái xác khô, con cái thiếu thốn mới vui lòng? Nếu anh sinh ra chỉ để sống vì bố mẹ, em trai em dâu thì anh ở vậy kiếm tiền mà cung phụng bọn họ, viết đơn đi rồi đưa tôi!". Chồng chị đành câm nín.

Chị tươi như hoa khoe với hội chị em rằng từ hôm ấy, chị không bao giờ rút ví cho bên kia vì bất cứ lí do gì nữa. Trừ khi bố mẹ chồng ốm đau, hoặc các công việc chung của cả đại gia đình thì chị xốc vác. Bố mẹ chồng đến vay tiền, chị liền than nghèo kể khổ rồi vay ngược lại họ. "Tháng tới chú ấy đi đóng tiền điện mẹ bảo chú ấy đóng cho cả nhà con nữa nhé, anh em trong nhà đi đâu mà thiệt, tính toán làm gì", chị cười tươi rói, dùng câu của chính họ để trả lại họ. Dần dà bố mẹ chồng cũng vắng bóng luôn. Thực chất họ có quan tâm gì nhà chị đâu, đến cũng chỉ với mục đích duy nhất là "rút tiền".

"Nhờ màn vùng lên ấy, mà cuối cùng nhà mình cũng được yên bình để làm ăn và tích góp mua nhà", chị thở phào nói.

 

 THEO HELINO 


làm dâu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.