Mời sếp ăn tối, nhưng sếp dẫn theo 10 người lạ, người EQ ứng xử thấu tình đạt lý, không chỗ nào chê

Trong tình huống khó xử này, liệu bạn có chấp nhận thanh toán bữa ăn cho những người không hề quen biết?

Một công ty đang tuyển dụng vị trí quản lý kho hàng. Sau vài vòng kiểm tra, ba ứng viên lọt vào vòng phỏng vấn. Nhóm phỏng vấn cho rằng cả ba ứng viên đều giỏi, kết quả kiểm tra từ các vòng trước đều ngang tài ngang sức. Lần này, đích thân ông chủ tham gia phỏng vấn. Ông chủ đưa ra câu hỏi: "Anh mời một người bạn đi ăn tối, nhưng người bạn này không báo trước mà xuất hiện cùng với 10 người bạn khác, nói rằng muốn giới thiệu với anh để mở rộng mối quan hệ. Anh sẽ xử lý thế nào trong tình huống bất ngờ này?". Cả ba ứng viên đều sửng sốt, câu hỏi này dường như không liên quan đến yêu cầu công việc.

Người đầu tiên là sinh năm 85, không biết ý định của sếp nên trả lời theo sự hiểu biết của mình: "Khi đi làm, mở rộng mối quan hệ rất tốt. Có thêm bạn càng thêm vui. Vì chính tôi là người chủ động chiêu đãi khách, nên nếu họ dẫn thêm bạn bè tới, tôi sẽ được mở rộng thêm mối quan hệ xã hội và tăng thêm nhiều cơ hội trong công việc. Người khác có thể khó chịu trong tình huống này, những tôi lại nghĩ đây là cơ hội, nên tôi sẽ vui vẻ đón tiếp họ và tạo mối quan hệ mới".

Mời sếp ăn tối, nhưng sếp dẫn theo 10 người lạ, người EQ ứng xử thấu tình đạt lý, không chỗ nào chê-1
Ảnh minh họa

Người thứ 2, sinh năm 90 trả lời: "Tôi từng trải qua sự việc đúng như vậy. Ngày đó, tôi mời sếp cũ đi ăn tối. Sếp đồng ý, và xuất hiện ở nhà hàng cùng 10 người bạn của anh ấy. Họ ăn uống, cười nói vui vẻ cùng nhau, còn tôi dường như trở thành người ngoài cuộc duy nhất trong bữa tiệc. Tôi đã kìm nén cảm xúc tức giận đến cuối bữa ăn. Sau đó, tôi phớt lờ sếp cũ và xin nghỉ việc. Tôi cho rằng, tình huống đó không phải vô tình, rõ ràng là vị sếp cũ đã lợi dụng tôi".

Người thứ 3, còn rất trẻ tuổi, thuộc thế hệ Gen Z, trả lời: "Bạn bè của tôi sẽ không thể làm những việc như vậy. Những người cố tình hành động như thế, chứng tỏ họ không xứng đáng làm bạn bè của tôi. Nếu thực sự gặp tình huống như thế, tôi sẽ không bao giờ cho qua. Tôi sẽ giải thích rõ ràng với người bạn của mình: tôi chỉ mang đủ tiền chi trả cho bữa tối của 2 người, không ngờ lại có nhiều người tới tham dự đến vậy. Vì những người kia là bạn của anh nên tôi cũng không thể khó chịu, cũng không thể chiêu đãi tất cả. Mọi người là bạn của nhau thì hãy cùng nhau ở lại ăn tối vui vẻ, tôi là người ngoài không tiện làm phiền. Tôi xin phép cáo lui và mời anh ăn tối vào một ngày khác".

Nghe ứng viên trẻ tuổi xử lý tình huống, ông chủ rất hài lòng và ngay lập tức nhận anh vào làm việc. Ông chủ nhân xét: "Vị trí tuyển dụng hôm này là quản lý kho, yêu cầu cốt lõi của vị trí này là tuân thủ các nguyên tắc và nội quy. Nếu có điều gì không hợp lý thì bạn phải đưa ra quyết định dứt khoát, không thể mơ hồ được. Ứng viên số 1 giả vờ dĩ hòa vi quý, kiếm cơ để tự an ủi bản thân. Người thứ 2 dù kiểm soát cảm xúc tốt nhưng vẫn không giải quyết triệt để vấn đề, tự mình đau khổ. Chỉ có anh bạn trẻ nhất nhìn ra điểm mấu chốt của vấn đề và giải quyết mọi việc đúng nguyên tắc, hợp lý. Vì thế, tôi chọn ứng viên trẻ nhất. Tôi tin rằng, bạn sẽ giải quyết được công việc một các gọn gàng, hợp lý".


Theo Đời sống Pháp luật 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/moi-sep-an-toi-nhung-sep-dan-theo-10-nguoi-la-nguoi-eq-ung-xu-thau-tinh-at-ly-khong-cho-nao-che-a431856.html

chỉ số EQ

giao tiếp


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.