Ở rể: Ai khổ hơn ai?

Người xưa mỗi khi nhắc đến những anh chàng đi ở rể thường dùng một câu khá cay nghiệt “Chó chui gầm chạn”. Câu nói nhằm ám chỉ sự mất thế, mất sĩ diện của những anh chàng bị lệ thuộc vào gia đình bên vợ. Nhưng hiện nay, với cảnh sống ở rể đôi khi giữa chàng rể và bố mẹ vợ chưa biết ai khổ hơn ai?

Hơn một tháng nay,chị Trang (Hoàn Kiếm) nằng nặc đòi thuê nhà ra ngoài sống mặc cho bố mẹ và chồngkhuyên can chỉ vì chị Trang thấy mình không có ai bênh vực khi sống cùng nhà vớibố mẹ, chị lúc nào cũng như người bị cô lập.

Người xưa mỗi khi nhắc đến những anh chàng đi ởrể thường dùng một câu khá cay nghiệt “Chó chui gầm chạn”.Câu nói nhằm ám chỉ sự mất thế, mất sĩ diện của những anh chàng bị lệ thuộcvào gia đình bên vợ. Nhưng hiện nay, với cảnh sống ở rể đôi khi giữa chàngrể và bố mẹ vợ chưa biết ai khổ hơn ai?

Sợ con rể cười chê

Ai đó có thể nói rằng những người chồng phảisống trong cảnh ở rể thường hay bị bố mẹ vợ coi thường và chịu những áp lựcvề tinh thần nhưng riêng với trường hợp của gia đình chị Hồng (Hà Đông) thìđiều đó dường như ngược lại. Chồng chị Hồng cũng ở rể nhưng người gặp nhiềukhó khăn lại chính là bố mẹ đẻ của chị chứ không phải chàng rể: “Nếu hôm đó không vô tình vào phòng bố mẹ, mình đã không thểbiết từ ngày có con rể về sống cùng, bố mẹ mình đã phải thiệt thòi như thếnào?” – Chị Hồng chia sẻ.

Ở rể: Ai khổ hơn ai?

Ảnh minh họa

Vì nhiều điều kiện thuận lợi nên anh Dũng quyết định cùng chịHồng dọn về nhà bố mẹ vợ sinh sống. Chị Hồng cảm nhận rõ mặc dù sống trongcảnh ở rể nhưng anh Dũng luôn được thoải mái, vui vẻ. Chính anh đã từng tâmsự với chị về điều đó. Có lẽ cũng tại anh là chàng rể tốt, hiếu thảo, hơnnữa, bố mẹ chị là người biết điều, không hạch sách hay kể công với con rểnên hòa khí gia đình luôn được giữ vững. Chỉ đến khi vô tình vào phòng bố mẹchị mới hiểu, để có được những phút giây đầm ấm, không khí thoải mái bố mẹchị đã phải ém đi rất nhiều chuyện.

Chị Hồng kể: “Hôm đó, nửa đêm, thấy con đau bụng quá nên mình chạy vộixuống phòng bố mẹ xin thuốc. Nào ngờ khi vào đến nơi mới phát hiện ra bố mẹmình mỗi người nằm một chỗ vì giận nhau. Kì lạ là ở chỗ là cả tháng trời màhai vợ chồng mình không biết, vẫn thấy bố mẹ hỏi han, chuyện trò với nhaubình thường. Lúc đó, mình mới hiểu, vì giữ kẽ con rể nên bố mẹ cứ phải cốtình đóng kịch như vậy”.

Sau khi làm lành với nhau rồi mẹ mới kểnguyên nhân là vì bố chị cho ông bạn vay một khoản tiền kha khá mà khônghề hỏi ý kiến mẹ chị. Giận nhau cả tháng trời, nhưng vì sợ con rể biếtlại cười chê:“Già rồi mà còn bày đặt giận dỗi”nên trước mặt các con, ông bà phải vờ như vẫn bình thường. Mẹ chị Hồngtâm sự: “Người ta vẫn bảo dâu con rể khách. Càng có con rể sốngcùng nhà mình càng phải giữ kẽ, nếu không con rể nó cười cho. Hơn nữa,nó mà biết được chuyện bố mẹ cãi nhau, thì sau này vợ chồng con có vấnđề gì làm sao mà khuyên nhủ được. Mấy lần trước không vừa ý nhau cái gì,bố mẹ toàn lấy cơ ra công viên tập thể dục để nói rõ mọi chuyện chứ nóiở nhà sợ chồng con nghe được thì xấu hổ lắm”.

Nhưng đó chưa phải là tất cả, cũng khá lâu sauchị Hồng mới biết vì có con rể ở cùng mà kinh tế riêng của bố mẹ cũng bịthâm hụt không ít. Vợ chồng chị bận đi làm nên việc cơm nước hàng ngày toàndo mẹ chị đảm nhiệm. Hàng tháng vợ chồng chị có đóng góp thêm cho bố mẹ chútít. Cũng đã có lúc chị Hồng ngạc nhiên khi thấy bữa cơm nào mẹ chị cũng nấurất nhiều món, tính ra hết kha khá tiền. Nhưng cuộc sống bận rộn khiến chịcũng không có hơi sức đâu mà quan tâm, miễn cứ đưa tiền cho mẹ, mẹ nấu gìcũng được. Mãi tới khi chị khen mẹ khéo chi tiêu, với từng ấy tiền mà mỗibữa cơm nấu được bao nhiêu món, mẹ chị mới thật thà nói: “Nhà có con rể mình không thể sơ sài được con ạ. Không Dũnglại nghĩ nhà mình cho nó về ở rể rồi đối đãi với con rể không ra gì, bắt nóăn thiếu mặc thốn thì mang tiếng lắm con ạ. Còn tiền mẹ cũng phải bù vào đấychứ làm sao mà đủ được hả con”.

Sợ con rể mất lòng, bố mẹ mắng con gái

Hơn một tháng nay, chị Trang (Hoàn Kiếm) nằng nặc đòi thuênhà ra ngoài sống mặc cho bố mẹ và chồng khuyên can. Câu chuyện ngược đờicủa chị kể ra cũng khá buồn cười khi người ta kéo chồng về nhà đẻ ở khôngđược, chị lại cứ một mực muốn ra ở riêng. Nguyên do cũng chỉ vì chị Trangthấy mình không có ai bênh vực khi sống cùng nhà với bố mẹ, chị lúc nào cũngnhư người bị cô lập.

Chị Trang cảm thấy ấm ức vô cùng vì trước khi lấy chồng do làcon một nên chị được bố mẹ cưng chiều. Cứ ngỡ sau khi hai vợ chồng chị dọnvề sống cùng bố mẹ chị sẽ có được những “đồng minh” đáng tin cậy. Nào ngờ vìsợ mang tiếng bênh con, sợ con rể ức chế nên dù là chuyện to hay chuyện nhỏ,dù ai đúng ai sai, mỗi khi vợ chồng chị có xích mích, bố mẹ chị chỉ chămchăm đổ hết lỗi cho chị và đứng về phía con rể.

Lúc đầu anh Tuyền còn nhã nhặn nhưng càngsống lâu trong sự cả nể của bố mẹ vợ  anh lại càng được thể lên mặt. Từchuyện to, chuyện nhỏ không mấy khi bố mẹ để con rể làm, cái gì cũng vơhết vào mình. Chị Trang có trách thì bố chị quạt lại: “Bố mẹ không muốn mang tiếng ác, con rể về ở lại hành nóbắt nó làm mọi việc như là thằng đi ở đợ, thiên hạ người ta thấy, ngườita chửi cho ấy chứ”.

Mỗi khi vợ chồng chị tranh luận hay cãi nhau thìthế nào người sai cũng là chị. Như lần anh Tuyền đi nhậu nhẹt say khướt, 2giờ sáng mới về, nhà vừa có người già lại có con nhỏ ảnh hưởng rất nhiều.Đợi sáng hôm sau chồng tỉnh rượu chị mới góp ý. Nào ngờ, vừa mới nói đượcmột hai câu, mẹ chị từ dưới nhà chạy vội lên: “Con vừa vừa phai phải thôi, vợ gì mà cứ cãi chồng nhem nhẻmthế hả? Đàn ông ai mà chẳng phải thi thoảng nhậu nhẹt một tí cho vui. Bố concũng thế kia kìa”. Rồi mẹ chị quaysang anh Tuyến niềm nở:“Conđừng chấp cái Trang nhé, đàn bà hay nói nhiều, để từ từ mẹ khuyên nhủ nó”.

Sau nhiều lần như vậy, anh Tuyền càng được thể.Mỗi khi vợ chồng va chạm, chị nói gì anh cũng vênh mặt: “Em thử xuống hỏi bố mẹ xem ai đúng, ai sai? Đến bố mẹ làngười đẻ ra em còn không công nhận em đúng thì đừng trách anh”.Mỗi lần nghe chồng nói vậy, chị Trang tức “nổ đom đóm” mắt mà không thể làmgì hơn được. Chị góp ý nhẹ nhàng cũng có, trách cứ, giận dỗi về cách cư xửcủa bố mẹ cũng có nhưng đều không thay đổi được gì. Mẹ chị luôn giữ quanđiểm:“Conkhông chịu hiểu, bố mẹ cũng có nỗi khổ của mình. Nhìn từ bên ngoài vào, aicũng thấy nhà mình hơn nhà thông gia. Bây giờ con rể về sống cùng, bố mẹ lạibênh con mình chằm chằm, con rể chắc chắn sẽ cảm thấy bị khinh rẻ, sẽ thấymình cả nhà mình vào hùa với nhau , thành ra vợ chồng con mất hạnh phúc thìbố mẹ mang tội lớn. Hơn nữa người ngoài nhìn vào lại rủa bố mẹ độc ác, hợmcủa”. Chính vì biết khó có thểthay đổi được tình hình nếu cứ sống chung nên chị Trang mới quả quyết muốndọn ra ngoài ở để tránh cho bố mẹ khó xử, chuyện vợ chồng cũng dễ bề giảiquyết hơn.

Trong thời đại ngày nay nhiều người lớn tuổi đã có những suynghĩ thoáng hơn về chuyện ở rể. Họ là những người có học thức, hiểu biết vàlòng bao dung, yêu thương con cái nên luôn giữ chừng mực trong cư xử, giaotiếp. Trên cương vị là bố mẹ vợ, họ sẵn sàng tạo mọi điều kiện về vật chấtvà tinh thần để con rể khi sống cùng nhà được thoải mái nhất. Có lẽ cũng chỉvì lẽ đó, đôi khi, chính bố mẹ vợ mới là những người chịu nhiều nỗi khổ tâmvà khó xử hơn. Nhưng họ vẫn chấp nhận tất cả, bởi lẽ hạnh phúc của con cáichính là niềm động viên, an ủi lớn nhất với những bậc làm cha mẹ.

Theo TTVN



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.