Tết Trung Thu và những nguồn gốc ít người biết

Tết Trung Thu là một trong những Tết lớn của người Việt, tuy nhiên không phải ai cũng biết về nguồn gốc của ngày đặc biệt này.

Tết Trung Thu 2012 ngày mấy?

Trung thu là ngày 15/8 (âm lịch) hàng năm vì ngày này mặt trăng tròn nhất và sáng nhất. Tất Trung Thư năm nay rơi vào ngày 10/9 Dương Lịch. 

Nguồn gốc của ngày Tết Trung Thu - Rằm tháng 8 

Tết Trung Thu là một trong những Tết lớn của người Việt, tuy nhiên không phải ai cũng biết về nguồn gốc của ngày đặc biệt này. 

Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Có 3 truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu, đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.

Tích Hậu Nghệ - Hằng Nga của Trung Quốc

Dân gian Trung Hoa có lưu truyền tích Hậu Nghệ - Hằng Nga giải thích nguồn gốc của ngày lễ Trung Thu. Theo đó, Hậu Nghệ là một người dân thường dưới thời vua Nghiêu có khả năng trường sinh bất lão, thiện xạ siêu hạng vang danh thiên hạ. Hằng Nga lại là tiên nữ hầu cận trong phủ Tây Vương Mẫu. Trong lần xuống nhân gian đã nên duyên cùng Hậu Nghệ, kết thành vợ chồng.

Tết Trung Thu và những nguồn gốc ít người biết-1

(Ảnh: Internet)

Năm đó, nhân gian gặp đại họa một ngày mọc tận 10 mặt trời, nhân gian như bể lửa, người chết vô số kể. Hậu Nghệ được lệnh vua Nghiêu bắn rơi 9 mặt trời. Sau khi hoàn thành lệnh, chàng về nhà và phát hiện Hằng Nga - vợ của mình đã uống tiên dược bay lên trời. Hậu Nghệ 1 mạch đuổi theo nhưng không kịp, Hàng Nga đã bay đến cung trăng và bị nhốt ở đấy. Quá đau lòng chàng đã xây đài vọng nguyệt. Hàng năm vào ngày rằm giữa thu, trăng sáng tỏ, to rõ và gần mặt đất nhất. Lúc này, đôi vợ chồng xa cách có thể gần nhau hơn.

Vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng

Theo truyền thuyết, vua Đường Minh Hoàng (713 - 741 Tây Lịch) khi đang dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm Rằm tháng 8 Âm lịch thì gặp đạo sĩ La Công Viễn (Diệu Pháp Thiện). Vị đạo sĩ này đã dùng phép để đưa nhà vua lên cung trăng. 

Mải mê thưởng thức cảnh tiên, say đắm bởi âm thanh du dương, ánh sáng huyền ảo cùng nàng tiên đang múa hát, nhà vua quên cả việc trở về trần gian khi trời đã gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về trong sự tiếc nuối.

Tết Trung Thu và những nguồn gốc ít người biết-2(Ảnh: Internet)

Về tới hoàng cung, nhà vua còn vương vấn cảnh tiên nên đã cho chế ra khúc Nghê thường Vũ Y và lệnh cho dân chúng trong dân gian phải tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng vào đêm Rằm tháng 8 hàng năm. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày Rằm tháng 8 trở thành phong tục của dân gian.

Tích Chú Cuội - Hằng Nga

Tại Việt Nam cũng có câu chuyện về nguồn gốc của ngày lễ Trung Thu. Trong đó, quen thuộc nhất chính là truyện Chú Cuội - Hằng Nga. Tương truyền trong dân gian có một chàng tiều phu tên là Cuội. Trong một lần vào rừng hành nghề chàng đã gặp một chuyện lạ, thấy hổ mẹ cứu con bằng nắm lá cây thần. Chàng liền đốn cây thần về nhà hành nghề Y cứu người. Danh tiếng của Cuội vang khắp nơi, được người đời ca tụng.

Phúc chưa bao lâu họa đã đến, vợ của Cuội bị giết hại. Chàng dùng cây thần cứu được vợ thế nhưng vợ chàng sau khi tỉnh dậy thần trí lẫn lộn. Trong một lần Cuội vắng nhà đã quên lời chồng dặn khiến cây thần bay về trời. Trong lúc hốt hoảng chàng nắm cây thần kéo lại rồi từ đó theo cây thần bay lên cung trăng làm bạn cùng chị Hằng. Vào tiết trung thu, trăng sáng vành vạnh cho chàng nhìn xuống nhân gian thân thiết.

Tết Trung Thu và những nguồn gốc ít người biết-3(Ảnh: Internet)

Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả.

Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng 8 gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi” (bia chùa Đọi 1121), người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung Thu

Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu - Rằm tháng 8

Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hện giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên.

Tết Trung Thu và những nguồn gốc ít người biết-4

(Ảnh: Internet)

Trong ngày vui này, theo phong tục người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên. Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ...
 

Theo Bảo Châu (Tổng hợp)

 


Tết Trung thu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.