- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vì sao nhiều nơi có tục kiêng ăn thịt vịt vào đầu tháng?
Dù rất mê các món từ vịt, người dân ở nhiều địa phương luôn kiêng ăn thịt vịt vào đầu tháng, vì sao lại có tập tục này?
Ở Việt Nam, thịt vịt được yêu thích đặc biệt do bổ dưỡng, ngọt thơm, ngậy mà không ngán, lại có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn như vịt quay, vịt nướng, vịt kho sả, vịt xào lăn, vịt om sấu, bún măng vịt... Mặc dù rất mê món này, nhiều người vẫn luôn kiêng ăn thịt vịt vào đầu tháng Âm lịch, ít nhất là mùng 1.
Vì sao đầu tháng kiêng ăn thịt vịt?
Nguồn gốc của tục kiêng ăn thịt vịt vào đầu tháng bắt nguồn từ niềm tin vào vận may và sự thuận lợi trong cuộc sống. Theo quan niệm của người miền Bắc và miền Trung, vịt thường sống trong môi trường nước, bơi lội linh hoạt nên gắn liền với ý niệm về sự trôi, chảy, hàm ý về những điều không chắc chắn, không bền vững.
Có người giải thích rằng, có thể vì con vịt đi đứng chậm chạp, lạch bạch nên nếu ăn thịt vịt thì làm gì cũng bị trì trệ chứ không thể nhanh chóng, hanh thông. Vì thế, một số người tin rằng việc ăn thịt vịt vào đầu tháng sẽ dễ gặp chuyện không may, trong công việc và cuộc sống hàng ngày sẽ kém hanh thông, thuận lợi.
Vì sao nhiều nơi có tục đầu tháng kiêng ăn thịt vịt? (Ảnh: Youtube/@bepcuavo)
Rất nhiều người khác hoàn toàn không biết vì sao kiêng ăn thịt vịt vào đầu tháng, nhưng vì mọi người xung quanh đều nói ăn thịt vịt đầu tháng sẽ xui xẻo nên họ cũng không ăn, theo tinh thần "có kiêng có lành", kiêng để có tâm lý an tâm, vì nhiều khi chính sự lo lắng, bất an sẽ gây hỏng việc.
Người Việt Nam quan niệm "đầu xuôi đuôi lọt", ngày đầu tháng tốt đẹp thì cả tháng sẽ suôn sẻ và ngược lại. Vào mấy ngày đầu tháng và đặc biệt là mùng 1, người ta kiêng ăn những thực phẩm bị cho là đen đủi như thịt chó, mực, thịt vịt... dù biết rằng không có căn cứ hay bằng chứng khoa học nào về điều này.
Từ góc độ dinh dưỡng, thịt vịt là nguồn thực phẩm giàu protein và nhiều dưỡng chất cần thiết khác như các vitamin nhóm B, sắt, kẽm, axit béo omega-3. Tuy nhiên, phần da vịt có lớp mỡ dày nên nếu ăn nhiều sẽ khiến cơ thể thu nạp quá nhiều chất béo.
Theo Đông y, thịt vịt tính hàn, vị ngọt, hơi mặn, không độc, có tác dụng bổ huyết, giải độc, thanh nhiệt dưỡng âm, lợi thấp nhiệt, điều hòa ngũ tạng, chứa di tinh, khô miệng, điều hòa kinh nguyệt… Do đó, nó có thể dược sử dụng như một bài thuốc để bổ thận, tráng dương.
Tóm lại, tục kiêng ăn thịt vịt vào đầu tháng xuất phát từ yếu tố tâm lý và xã hội, được truyền miệng và duy trì qua nhiều thế hệ, trở thành một phần của bản sắc văn hóa. Đến nay, với sự nâng cao nhận thức về khoa học, nhiều người kiêng như một tập quán lâu đời. Một số người không ăn thịt vịt vào đầu tháng đơn giản vì ngày đó quán vịt đóng cửa.
Tại sao có tục ăn thịt vịt ngày Tết Đoan ngọ?
Tết Đoan ngọ, còn được gọi là Tết Đoan dương hoặc Tết diệt sâu bọ, diễn ra vào mùng 5 tháng 5 Âm lịch. Đây là một trong những dịp lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức nhằm cầu mong mùa màng bội thu, xua đuổi sâu bọ và bệnh tật. Một phần không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ ở một số địa phương là tục ăn thịt vịt.
Theo dân gian, việc lựa chọn thịt vịt làm món ăn chính trong Tết Đoan ngọ vì lúc này thời tiết nóng bức, mưa nhiều, việc nuôi vịt trở nên thuận lợi hơn. Vịt phát triển tốt và thịt ngon, mềm, thích hợp để chế biến thành nhiều món ăn.
Ngoài ra, thời tiết nóng oi ả của mùa hè là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh do nhiệt. Theo y học cổ truyền, thịt vịt có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa ngũ tạng. Do đó, việc ăn thịt vịt vào dịp này được cho là giúp cơ thể giải nhiệt, đảm bảo sức khỏe.
Món thịt vịt quay thơm ngon, giòn dai. (Ảnh: Netspace)
Chính vì những lý do này, mỗi mùa Tết Đoan ngọ, món thịt vịt thường xuất hiện trên mâm cơm gia đình. Thịt vịt được chế biến thành nhiều món độc đáo, phù hợp với khẩu vị từng vùng miền. Một số món phổ biến có thể kể đến như:
- Vịt luộc: Đây là món đơn giản nhất, giữ được vị ngon tự nhiên của thịt vịt.
- Vịt nướng: Với sự kết hợp của các loại gia vị, vịt nướng thơm lừng, vàng ươm là món ăn không thể thiếu trong các bữa tiệc.
- Vịt om sấu: Đây là món ăn phổ biến trong mâm cơm của người miền Bắc, với sự kết hợp giữa vị chua của sấu và vị béo ngậy của vịt.
- Cháo vịt: Một món ăn dễ nấu, dễ ăn, thường được dùng để khép lại bữa cỗ thịnh soạn.
Theo VTCnews
-
Đời sống2 giờ trướcThắp hương vào giờ nào trong ngày mới phù hợp với truyền thống là băn khoăn của không ít người khi thực hiện các nghi lễ thờ cúng tại nhà.
-
Đời sống3 giờ trướcKhông chỉ ấn tượng với không khí náo nhiệt trong đám giỗ, nữ du khách Hàn Quốc còn bất ngờ vì được thưởng thức nhiều món ăn ngon và trải nghiệm văn hóa uống bia độc đáo của người Việt Nam.
-
Đời sống4 giờ trướcKhi đặt chổi quét nhà, vị trí không chỉ ảnh hưởng đến sự gọn gàng mà còn liên quan đến phong thủy. Một số vị trí có thể giúp gia đình đón nhận năng lượng tích cực, đồng thời cải thiện tài lộc và sự thịnh vượng.
-
Đời sống6 giờ trướcChiếc Porsche 911 Sport Classic của Cường Đô la sau khi nâng cấp bộ mâm 300 triệu đã xuất hiện trở lại trên phố sau thời gian dài “ở ẩn”.
-
Đời sống8 giờ trướcDịp lễ cúng ông Công ông Táo, các gia chủ mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn, an yên, nên hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm lễ tiễn đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời một cách thành kính, trang nghiêm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy cần tránh những quan niệm sai lầm sau:
-
Đời sống10 giờ trướcTrong tà áo dài màu hồng phấn, nhan sắc của bà mẹ U50 khiến nhiều người xuýt xoa.
-
Đời sống22 giờ trướcNhiều người tin rằng con cái hợp tuổi bố mẹ sẽ có khởi đầu tốt, trẻ sinh năm 2025 hợp với bố mẹ tuổi gì là điều nhiều người định sinh con năm vào tới muốn biết.
-
Đời sống1 ngày trướcHai chiếc xe thể thao Morgan được ông Đặng Lê Nguyên Vũ mua về có giá hơn 16 tỷ đồng, với số lượng rất ít tại Việt Nam.
-
Đời sống1 ngày trướcDù vẻ ngoài kém hấp dẫn và cần nhiều công sức, thời gian để sơ chế nhưng ruốc sông vẫn được xem như đặc sản hút khách ở Hải Phòng và một vài địa phương lân cận.
-
Đời sống1 ngày trướcDưới đây là những câu nói chỉ ra "lỗ hổng" trong giao tiếp của những người có EQ thấp.
-
Đời sống1 ngày trướcTrong số những món ăn Hà Nội từng thưởng thức tại Đà Nẵng, vị khách Tây đánh giá bún riêu cua là “bữa sáng ngon nhất”, sau đó đến xôi xéo, bánh cuốn.
-
Đời sống1 ngày trướcNgười xưa có quan niệm không nên thắp hương buổi tối; vì sao lại như vậy và thắp hương ở thời điểm nào là tốt nhất?