|
Phần Lan luôn luôn nằm trong danh sách những nước có hệ thống giáo
dục tốt nhất thế giới. Điểm đặc biệt nhất là nước này không phân ban.
Học sinh dù khả năng đến đâu đều học lớp giống nhau. Vì thế, độ chênh
lệch giữa những học sinh giỏi và yếu ở Phần Lan không lớn. Lượng bài tập
cũng tương đối ít và học sinh chỉ có một kỳ thi bắt buộc năm 16 tuổi.
Ảnh: Getty Images.
|
Tại Thụy Sĩ, chỉ 5% học sinh theo học trường tư thục. Nước này
cũng nổi tiếng với sự đa dạng ngôn ngữ khi trường học tại các vùng khác
nhau sử dụng ngôn ngữ khác nhau trong giảng dạy. Đức, Pháp và Italy là 3
thứ tiếng phổ biến nhất. Từ trung học cơ sở trở lên, học sinh được phân
ban dựa trên trình độ của họ. Ảnh: AP.
|
Bỉ cùng đứng thứ hai trên bảng đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế
giới. Nước này có 4 loại trường trung học cơ sở, bao gồm phổ thông, kỹ
thuật, dạy nghề và nghệ thuật. Giáo dục được ưu tiên và chiếm phần lớn
ngân sách nhà nước. Học sinh từ 4 đến 18 tuổi được chọn theo học trường
công lập hoặc dân lập miễn phí hoặc với mức học phí rất thấp. Ảnh: AP.
|
Singapore thường xuyên gây ấn tượng trong bài thi Đánh giá học sinh
quốc tế (PISA). Tuy nhiên, đây cũng là nền giáo dục nặng nề, học sinh
phải học tập với cường độ cao, căng thẳng. Ảnh: PA.
|
Năm 2013, nghiên cứu của Unicef cho thấy trẻ em Hà Lan hạnh phúc nhất
thế giới, đồng thời cũng dẫn đầu trong nền giáo dục toàn cầu. Thông
thường, các trường tiểu học không giao nhiều bài tập cho học sinh. Các
em cũng ít khi cảm thấy áp lực hay căng thẳng. Hệ thống giáo dục nước
này chia thành trường tôn giáo, trường công lập, trường tư chiếm số
lượng rất nhỏ. Ảnh: AP.
Ireland cùng đứng ở vị trí thứ sáu. Tại đây, phần lớn các trường do
tư nhân sở hữu và quản lý nhưng hoạt động dựa trên ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra, nước này có trường công lập đại trà và trường dạy nghề. Tuy
nhiên, các báo cáo gần đây cho thấy sau cuộc khủng hoảng tài chính
2008-2013, ngân sách nhà nước dành cho giáo dục giảm 15%. Điều này khiến
nhiều người lo ngại chất lượng giáo dục của nước này có thể sẽ giảm nhẹ
trong thời gian tới. Ảnh: PA.
|
Năm 2015, Estonia chi khoảng 4% GDP cho lĩnh vực giáo dục. Đạo luật
Giáo dục 1992 của nước này tuyên bố mục tiêu giáo dục là "tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của cá nhân, gia đình, đất nước; thúc đẩy sự
phát triển của các dân tộc thiểu số, đời sống văn hóa, chính trị, kinh
tế tại Estonia và bảo tồn thiên nhiên trong bối cảnh văn hóa và kinh tế
toàn cầu; giáo dục các giá trị về quyền công dân; tạo lập các điều kiện
tiên quyết để xây dựng truyền thống học tập suốt đời trên cả nước".
|
Tại New Zealand, chương trình tiểu học và trung học kéo dài từ 5 đến
19 tuổi. Nước này thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc đối với trẻ em
trong độ tuổi từ 6 đến 16. New Zealand có 3 loại hình trường trung học
là công lập (dạy khoảng 85% học sinh), bán công (chiếm 12% học sinh) và
trường dân lập. Ảnh: PA.
|
Cùng đứng ở vị trí thứ chín là Barbados, đảo quốc độc lập ở phía tây
của Đại Tây Dương, phía đông của biển Caribe. Nhờ chính phủ chú trọng
đầu tư cho giáo dục, tỷ lệ người dân nước này biết chữ lên đến 98%,
thuộc hàng cao nhất thế giới. Trường công lập đóng vai trò quan trọng và
chiếm đa số. Ảnh: AP.
|
Nhật Bản cũng đứng thứ chín trên bản đánh giá của Diễn đàn Kinh tế
Thế giới. Trong các bài thi của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế,
nước này thường nằm trong top đầu về Đọc - Viết, Khoa học và Toán. Trung
học phổ thông không phải là chương trình bắt buộc nhưng 98% học sinh
quyết định tiếp tục học sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Ảnh: PA.
Theo Zing