Dạy con kiểu này, thà không dạy còn tốt hơn!

Không ít phụ huynh vẫn thường dạy con giống như cách mà bà mẹ trong bài viết dưới đây áp dụng. Họ không biết rằng cách dạy này đang vô tình biến con trở thành dần trở thành kẻ bạo lực.

Không ít phụ huynh vẫn thường dạy con giống như cách mà bà mẹ trong bài viết dưới đây áp dụng. Họ không biết rằng cách dạy này đang vô tình biến con trở thành dần trở thành kẻ bạo lực.

Có lần đến cửa hàng bán dụng cụ thể thao, tôi nhìn thấy cảnh những đứa trẻ đang tự tiện nghịch các vật dụng mà bố mẹ chỉ đứng một bên nhìn rồi cười với chúng. Tôi mới than thở với bạn mình: “Hãi, bố mẹ thời bây giờ không hiểu dạy con kiểu gì!”. Bạn tôi đồng tình đáp: “Vì thế mới có những đứa trẻ không biết nghe lời”.

Một lần khác tôi nhìn thấy một đứa trẻ bị bạn mình vô tình xô ngã, nó loạng choạng sau đó cả 2 đứa cùng ngã nhào. Bạn nhỏ không cẩn thận kia lập tức đứng dậy, mặt lộ vẻ hoang mang vì không biết nên xử lý thế nào. Bạn tôi cũng vội vàng chạy lại đỡ đứa bé đang nằm trên sàn: “Con không sao chứ?”. Và sau đó đứa bé bị ngã sau đã làm một điều khiến mọi người đều kinh ngạc.

Đứa trẻ bị ngã cố gắng đứng dậy, lập tức đuổi theo người bạn đã xô mình khi nãy rồi thẳng tay đấm vài nhát vào mặt, đầu và ngực cậu bé. Đứa trẻ bị đánh này thân hình hơi nhỏ hơn so với bạn đồng trang lứa nên chỉ có cách bỏ chạy. Bé vừa chạy vừa kêu cứu: “Bạn đánh con!”.

Các vị phụ huynh lúc này mới để ý, vội kéo con mình ra và đưa chúng về nhà. Sự việc nhanh chóng kết thúc. Trẻ con chơi với nhau, thỉnh thoảng xảy ra cảnh đuổi đuổi đánh đánh như thế này cũng không phải vấn đề gì to tát. Nhưng những điều xảy ra tiếp đó khiến tôi bắt đầu thấy “có vấn đề”.

Dạy con

Tôi vẫn đứng bên cạnh cậu bé vừa bị ngã cùng với mẹ của cậu, thằng bé vẫn đang dùng mọi cách để thể hiện rằng mình rất bực bội. Người mẹ cũng có vẻ như đang kiềm chế sự giận dữ. Tôi những tưởng rằng cô ấy sẽ nhân lúc này mà “dạy” cho con mình một bài học vì đã ra tay đấm bạn để đáp trả cho việc bạn không may làm mình ngã. Thế nhưng tôi đã rất bất ngờ khi cô ấy nói với con mình: “Thằng bé đó đúng là đáng ăn đòn!” rồi hậm hực nói: “Ai bảo nó động vào mình trước”.

Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về sự việc này, liệu đứa trẻ ấy khi lớn lên sẽ trở thành người tốt hay người xấu đây? Người lớn làm sai thì có pháp luật trừng phạt, có pháp luật đòi lại công bằng cho người bị hại. Thế nhưng, thường thấy trên các bản tin, người phạm tội tấn công người khác luôn bao biện bằng câu: “Tại người ta ra tay trước nên tôi mới…”. Chẳng hạn như, người ta “lườm” tôi trước nên tôi mới đuổi đánh. Người ta bấm còi trước, nên tôi mới khó chịu. Vì người ta “mắc nợ” với tôi trước, nên tôi sẽ không để họ sống yên ổn. Tất cả bởi vì người ta gây sự trước, nên tôi mới càng có lý do để trả thù.

Người mẹ vừa rồi gọi đứa trẻ xô ngã con mình là “thằng ranh con” nhưng khi đối diện với một “thằng ranh con”, con trai chị lại dùng bạo lực để “trừng phạt” bạn mình, làm như vậy có thỏa đáng không?

Tôi chỉ biết đau lòng đứng nhìn người mẹ ấy. Chẳng thà cô ấy không dạy còn tốt hơn cách dạy con kiểu này. Khuyến khích con dùng bạo lực để giải quyết sự việc, để đáp trả lại người khác, sẽ chỉ biến con dần trở thành kẻ bạo lực.

Thực tế bây giờ, hầu như ai cũng có tư tưởng đòi quyền lợi theo kiểu: Chỉ cần người khắc đắc tội với mình trước là mình có quyền động chân động tay với người ta. Thế nên bạn cần dạy con biết một điều: mình không có quyền đánh ai cả kể cả người đó đúng hay sai. Cách duy nhất để “trừng phạt” một người chính là nhờ đến pháp luật.

Để thế hệ sau duy trì được điều đó, bố mẹ phải giáo dục con về cách sử dụng bạo lực ngay từ những bước chân đầu tiên trong xã hội. Nếu không một ngày nào đó, thế giới này sẽ vĩnh viễn chẳng còn công lý nữa.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.