Bạn sẽ không bao giờ nói với con "Đừng khóc nữa!" sau khi đọc bài viết dưới đây

Bằng cách chủ động khuyến khích con khóc khi cần, trẻ không chỉ học được cách gạt bỏ những cảm xúc gây thương tổn mà còn cảm thấy gắn bó, kết nối với cha mẹ nhiều hơn.

Bằng cách chủ động khuyến khích con khóc khi cần, trẻ không chỉ học được cách gạt bỏ những cảm xúc gây thương tổn mà còn cảm thấy gắn bó, kết nối với cha mẹ nhiều hơn.

Bạn có biết rằng mỗi lần con bạn khóc lóc hay nổi giận, chỉ là trẻ đang thực sự làm điều đáng làm? Không phải lúc nào chúng ta cũng hiểu rõ ý nghĩa của việc con trẻ bắt đầu bật khóc, dù việc con làm thực sự là tận dụng hệ thống phục hồi bẩm sinh của cơ thể. Khi bạn bị đau, bị tổn thương, về thể chất hay tinh thần, thay vì tích lũy đau đớn đó vào trong cơ thể, thành một khối căng thẳng đáng sợ, bạn hoàn toàn có thể biểu hiện bằng cách khóc, cười, giận dữ hay run rẩy. Đây chính là cách cơ thể xử lý và giải phóng các cảm xúc. Phần lớn chúng ta không làm những việc đó thường xuyên, vì ngay từ khi còn bé, chúng ta luôn được nhắc rằng: “Đừng khóc nữa”. Nhưng con cái chúng ta, hệ thống phục hồi bản năng của trẻ, vẫn còn nguyên vẹn.

Tin mừng là tất cả hành vi “lệch chuẩn” của con trẻ đều do cảm xúc kích hoạt. Và khi trẻ được làm quen với sự chú ý ấm áp, chân thành của bạn, nhằm mục đích loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ nhanh chóng được thấy lại hình ảnh thiên thần nơi con.

Bằng cách chủ động khuyến khích con khóc khi cần, trẻ không chỉ học được cách gạt bỏ những cảm xúc gây thương tổn mà còn cảm thấy gắn bó, kết nối với cha mẹ nhiều hơn. Cách chúng ta lắng nghe cũng có thể khiến trẻ "gói ghém" những cảm xúc tiêu cực hoặc giúp trẻ cảm thấy đầy đủ hơn, trọn vẹn hơn những điều đang diễn ra với mình.

Bé khóc

Và dưới đây là những điều bạn có thể nói với con để từ đó, biết cách lắng nghe con tốt hơn:

Những câu nói giúp trấn an trẻ nói chung:

1. Mẹ ở ngay đây mà.

2. Mẹ thấy con đang rất buồn.

3. Mẹ rất tiếc, chuyện này thật khó khăn, con yêu.

4. Mẹ sẽ ở bên con mỗi lúc con buồn.

5. Mẹ sẽ không đi đâu cả.

6. Con được an toàn mà.

7. Không có gì quan trọng hơn được ở bên con lúc này.

8. Mẹ xin lỗi… Mẹ nghe bạn con nói con đã làm rơi cây kem của mình.

9. Mẹ đang lắng nghe con mà, con yêu.

Những câu nói giúp hướng sự chú ý trở lại sự kiện đã gây ra cảm giác buồn bã:

10. Con thực sự muốn… món đồ chơi đó/cây kem đó/bố ở nhà/được đi chơi công viên.

11. Con chó ấy/bạn kia/cái xe đó/cách mẹ hét quá to chắc hẳn làm con sợ.

12. Nào hãy cùng xem lại ngón chân/ngón tay/đầu gối bị thương của con nhé.

Đưa ra giới hạn xung quanh tình huống (và lắng nghe ý kiến phản đối của con):

13. Mẹ không thể để con tới bữa tiệc đó/đánh bạn gái ấy/nghịch kính của mẹ.

14. Mẹ cần con đi giày vào/làm xong bài về nhà/bước vào phòng ngay bây giờ.

Nhắc nhở con về viễn cảnh tươi sáng hơn cho tình huống hiện tại (và lắng nghe phản ứng tuyệt vọng của trẻ):

15. Con sẽ sớm có được món socola đó thôi.

16. Mẹ biết con đã hiểu toàn bộ vấn đề rồi.

17. Mẹ sẽ quay lại sau nhé.

18. Mẹ chắc rằng con vẫn có thể có một khoảng thời gian vui vẻ.

19. Con vẫn sẽ làm tốt với chiếc áo sơ mi mà chúng ta có thôi.

20. Sẽ không bao giờ có chuyện như thế này nữa đâu.

Bé khóc

Những câu nói cần tránh khi trẻ đang khóc

- "Dán nhãn" cảm xúc (Mẹ thấy con đang tức giận).

- Khiến trẻ xao lãng khỏi cảm xúc đang có (Chúng ta sẽ đi xem bố đang làm gì nào?)

- Sửa chữa rắc rối (Mẹ biết con muốn ăn kem. Nào mình ra tiệm mua nhé).

- Lý luận (Ây dà, hôm qua con đã ăn kem rồi mà).

- Khiến cảm xúc của con thành điều gì đó tệ hại, sai lầm thông qua việc quát mắng/nhục mạ/buộc con im lặng (Con đang tạo ra cái thứ tiếng ồn kinh dị gì vậy?)

- Đưa ra phần thưởng/hình phạt bao gồm cả đe doạ/mua chuộc/cho khoảng thời gian nhất định để suy nghĩ (time-out) (Nếu con cứ làm thế, chúng ta sẽ về nhà).

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.