Tháng 4 và tháng 6 hàng năm, giáo viên tiểu học ở Nhật sẽ đến thăm nhà từng học sinh để làm một việc...

Đây là một nét văn hóa giáo dục khá thú vị ở Nhật Bản, thu hút sự quan tâm của nhiều người trên thế giới.

Đây là một nét văn hóa giáo dục khá thú vị ở Nhật Bản, thu hút sự quan tâm của nhiều người trên thế giới.

Đây là tâm sự một bà mẹ người Trung Quốc khi đến Nhật Bản sinh sống và định cư. Vốn nghe những lời khen ngợi dành cho nền giáo dục của đất nước này nhưng đến khi chứng kiến, chị vẫn khá bất ngờ. "Trăm nghe không bằng một thấy", chị đã tự mình trải nghiệm cảm giác rất nhiều điều đã từng được nghe khi cho con theo học tại một trường tiểu học ở đất nước này. Ở nhiều nơi, việc cho các con đi học và tương tác với nhà trường là điều tất yếu, nhưng khi thấy thầy cô giáo chủ động đến thăm hỏi từng gia đình học sinh vào mỗi đầu năm học như các giáo viên bậc tiểu học ở Nhật Bản là một chuyện khá thú vị đối với người mẹ này. Cùng xem cô tâm sự gì nhé!

Tháng 4 và tháng 6 hàng năm, giáo viên tiểu học ở Nhật sẽ đến thăm nhà từng học sinh để làm một việc... - Ảnh 1.

Vào mỗi năm, giáo viên tiểu học Nhật thường đến thăm gia đình học sinh (Ảnh: Internet)


Ở Nhật Bản, cứ mỗi khi đến năm học mới, giáo viên chủ nhiệm sẽ được thay bằng một người mới và họ đến thăm gia đình học sinh như một thói quen trong nền giáo dục. Chuyến viếng thăm ấy thường diễn ra vào khoảng tháng 4 và tháng 6. Mấy đứa con của tôi than thở rằng, chỉ có giáo viên chủ nhiệm mới khó khăn như thế này thôi. Tôi cũng kiên nhẫn lắng nghe chúng nói nhưng rồi lên tiếng bảo ban rằng chúng ta không nên đánh giá người khác ở góc độ chủ quan cũng như từ sự yêu ghét riêng của bản thân, mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu. Cũng may mắn là chúng nghe xong gật đầu đồng ý, không còn tranh luận nữa.

Giáo viên chủ nhiệm của con gái tôi là sinh viên đại học vừa mới tốt nghiệp. Do đến trễ 30 phút theo giờ hẹn nên vừa đến nơi, cậu ấy luôn miệng xin lỗi tôi: "Tôi đã đến căn hộ bên cạnh tìm kiếm nhà mình nhưng tìm mãi không thấy, sau cùng hỏi bảo vệ tôi mới tìm được nhà mình ở đây. Tôi thành thật xin lỗi, xin lỗi vì đã đến muộn, xin lỗi vì đã để bà chờ lâu". Tôi cũng chẳng trách móc gì: "Không sao đâu, mời cậu vào". Vào nhà, cậu ấy vẫn liên tục xin lỗi khiến tôi hơi gượng và không biết nên nói gì.

Vì là sinh viên mới ra trường, thầy giáo mới của bọn trẻ khá rón rén. Lấy ra một cái máy tính xách tay, tay vừa lau mồ hôi vừa mở máy, cậu ấy hỏi trong nhút nhát: "Cho tôi hỏi giáo viên chủ nhiệm trước đây khi đến thăm nhà nói những gì?". Tôi và con gái ngớ người nhìn cậu ta, không biết câu hỏi có ý gì. Sau đó cậu ta nhanh chóng đáp: "Vì tôi là giáo viên mới, nên không biết bắt đầu từ đâu? Việc thăm nhà học sinh như thế này tôi cũng không biết nói những gì". Thấy cậu ta lúng túng, tôi bèn chuyển chủ đề để cuộc nói chuyện thoải mái hơn.

Tháng 4 và tháng 6 hàng năm, giáo viên tiểu học ở Nhật sẽ đến thăm nhà từng học sinh để làm một việc... - Ảnh 2.

Đây là một nét văn hóa giáo dục đáng quý của người Nhật Bản (Ảnh: Internet)


Con gái tôi bắt đầu nói chuyện với thầy giáo mới: "Con không thích nhất là môn thể dục, hy vọng thầy đừng quá khắt khe". Sau đó con bé cũng đưa ra nhiều yêu cầu với thầy giáo. Cá nhân tôi thấy những yêu cầu đó khá ngây thơ và hồn nhiên, ấy vậy mà cậu thầy giáo cũng chăm chú lắng nghe và ghi nhận một cách cẩn thận. Đến lúc con bé chưa kịp nói xong, giáo viên đã phải tạm biệt và sang thăm nhà học sinh khác. Cuộc trao đổi tưởng chừng khó khăn và không biết nói gì bỗng chốc nhẹ nhàng, thoải mái khi giáo viên mở lòng rất nhiệt tình.

 Người giáo viên chủ nhiệm thứ 2 mà tôi ấn tượng, chính là cô giáo chủ nhiệm mới của con trai nhỏ nhất, cô ấy năm nay đã ngoài 40 và vô cùng nghiêm khắc. Cô đã đến thăm gia đình tôi rất đúng giờ, vừa bước vào nhà, cô ấy đã tự sắp xếp giày dép của mình một cách gọn gàng. Nhìn tác phong của giáo viên chủ nhiệm, tôi biết con mình cũng sẽ được dạy dỗ như vậy. Cô chủ động nói về thành tích học tập cũng như những quy định trong nhà trường vừa được phổ cập. Bởi vì thành tích học tập của con trai tôi không được tốt, nên tôi đã hỏi cô rất nhiều về biểu hiện của cháu trong trường học, nhưng cô giáo chỉ nói về những điểm mạnh của con trai đã khiến tôi cảm thấy an ủi phần này: "Con trai của bà rất ngoan, rất đơn giản, các bạn trong lớp rất thích cháu".

Tháng 4 và tháng 6 hàng năm, giáo viên tiểu học ở Nhật sẽ đến thăm nhà từng học sinh để làm một việc... - Ảnh 3.

Ảnh minh họa


Nghe cô giáo nói, tôi cảm thấy nhẹ nhõm rất nhiều: "Vâng, cháu rất trong sáng, thường xuyên giúp tôi làm việc nhà, đặc biệt là chủ động dọn dẹp vệ sinh mà không cần tôi nhắc nhở…". Con trai ngồi kế bên nghe tôi nói như thế chúng cũng mỉm cười tự hào. Chia sẻ xong về chuyện trường lớp rồi, bọn trẻ lại lấy hình ảnh lúc nhỏ ra khoe với cô và kể những chuyện thú vị. Thời gian cứ thế trôi qua rất nhanh, đã đến lúc cô giáo phải qua thăm nhà học sinh khác. Qua hai trường hợp trên, tôi muốn nhấn mạnh rằng việc giáo viên đến thăm nhà học sinh khiến tôi rất hài lòng. Bọn trẻ có thể học cách lớn lên trong một môi trường như vậy quả thật là rất may mắn, mỗi giáo viên tới thăm nhà, tôi luôn muốn dành sự cảm ơn sâu sắc với từng người.

Ở Nhật Bản là như thế, mỗi người đều tôn trọng cuộc sống của nhau, những việc làm tưởng chừng như bình thường nhưng đã thực sự chạm đến trái tim tôi lúc nào không biết. Ở Nhật Bản, các giáo viên thường đến thăm nhà học sinh để định hướng giáo dục, quan trọng hơn đến là để hiểu biết nhiều hơn về hoàn cảnh gia đình của chúng. Việc viếng thăm này mang lại lợi ích cho các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về chính sách giáo dục của nhà trường.

Cũng như thông qua cuộc gặp gỡ này giáo viên cũng biết được mong mỏi của các bậc phụ huynh trong việc giáo dục con em. Thường các giáo viên mất đến 3 - 4 ngày để thăm nhà của tất cả học sinh. Mỗi lần đến thăm, không ít đứa trẻ lo lắng và tự hỏi rằng không biết giáo viên sẽ nói gì về bọn chúng. Sau cùng, tất cả đều thở phào nhẹ nhõm vì hầu hết các cuộc thăm hỏi diễn ra rất nhẹ nhàng để thắt chặt tinh thần giữa gia đình và nhà trường.

Theo Trí thức trẻ

giáo viên

trường tiểu học

học sinh

cô giáo

đánh học sinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.