Băn khoăn khi bé mới ăn dặm

Trung tâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo, hãy nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sau đó, bạn có thể tập cho con ăn dặm.

Trung tâm Nhi khoa Mỹ khuyếncáo, hãy nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sau đó, bạncó thể tập cho con ăn dặm.

Tất nhiên, trên thực tế, dophải quay lại với công việc nên nhiều người mẹ kết hợp cho bé dưới 6 thángtuổi dùng sữa công thức. Đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ và sữa công thức khôngcung cấp đủ kalo và dinh dưỡng mà cơ thể bé cần.

Hệ tiêu hóa của bé cũng đủhoàn thiện để hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn. Ăn dặm sớm không có lợi cho sứckhỏe của bé, lại gây lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc cho mẹ.

Khi nào biết bé đãsẵn sàng ăn dặm?

- Ngồi vững khi được trợ giúp.

- Trọng lượng của bé đã tăng gấp đôi.

- Phản ứng thích thú với thức ăn, không dùng lưỡi đẩy thức ăn ra ngoài.

Thời gian đầu, bạn cần theodõi các dấu hiệu dị ứng ở bé. Với bé dưới 1 tuổi, nguy cơ dị ứng thức ăn làrất lớn.

Băn khoăn khi bé mới ăn dặm

 Ăn dặm sớm không có lợi cho sức khỏe của bé, lại gây lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc cho mẹ

Bắt đầu tập cho béăn

Cách tốt nhất là trộn một ít ngũ cốc gạo ăn dặm với nước, sữa mẹ (hoặc sữacông thức) và cho bé mút trên ngón tay sạch của mẹ. Sự pha trộn này khiếnbột lỏng như súp, ấm và dễ nuốt. Lần đầu tiên, chỉ cần cho bé ăn 1 thìa bộtlà đủ. Nếu bé liên tục đảo lưỡi và nuốt thức ăn thì chứng tỏ mức độ quan tâmđến thức ăn ở bé càng cao.

Mấy bữa một ngày chobé là hợp lý?

Sữa mẹ và sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng của bé trong nămđầu tiên. Ăn dặm chỉ là cách bổ sung kalo để bé phát triển tốt. Khoảng 1tuổi, bé có thể ăn 3 bữa chính, kèm 2 bữa phụ trong ngày.

Khi mới ăn dặm, số bữa ăn của bé có thể là 2. Mỗi bữa chỉ là một lượng nhỏthức ăn. Nên chuẩn bị ít đồ ăn dặm cho bé và không cần ép nếu bé đã chán.

Thời điểm tốt nhấttrong ngày để thử cho bé ăn dặm

Tốt nhất là khoảng 1 giờ đồng hồ sau khi bé bú bình. Với bé bú mẹ, có thểthử cho bé ăn dặm ngay sau cữ bú mẹ. Tránh lúc bé đang quấy khóc hoặc bịđói. Hãy tìm thời điểm mà cả mẹ và bé đều thoải mái, sẵn lòng để thử tròchơi “làm quen với thức ăn”. Nên nhớ, ăn dặm là giai đoạn quan trọng, cungcấp dinh dưỡng mà sữa mẹ và sữa công thức không đáp ứng được.

Khi bé không chịu ăn

Cố gắng thử lại vào ngày hôm sau. Thức ăn đầu tiên của bé có thể là chuốichín và ngũ cốc gạo ăn dặm. Bạn hãy kiên nhẫn và để bé hào hứng với việc tậpăn.

Tránh dị ứng cho bé

Để tránh dị ứng, nên cho bé tập làm quen với từng loại thức ăn đúng thờiđiểm. Với mỗi loại thức ăn mới, cần đợi 2-3 ngày sau, đảm bảo bé không bị dịứng mới tiếp tục cho bé thử một món mới khác.

Có cần cho bé uốngthêm nước lọc vào bữa ăn?

Không cần thiết. Bé đã nhận đủ chất lỏng từ sữa mẹ và sữa công thức. Nhưngnếu cho bé uống thêm một chút nước lọc từ cốc thì cũng không hại gì. Nên tậpcho bé uống nước bằng cốc mỏ vịt để bé thực hành việc uống nước.

Khi nào tôi có thể cho bé ăn thức ăn lổn nhổn?


Khi bé xuất hiện một ít răng, bạn có thể cho bé làm quen với thức ăn ít mềm,mịn hơn. Những cục thức ăn phải mềm và đủ nhỏ để bé nuốt mà không bị hóc.Nhai là một kỹ năng dành cho bé và bạn không nên bỏ qua giai đoạn cho bé thửthức ăn lổn nhổn. Bé sẽ từ chối thức ăn dạng cục nhỏ nếu bạn để quá lâu mớitập cho bé ăn.

Bé kén ăn, tôi phảilàm sao?

Có khi, bạn phải mất 10-15 lần để bé hứng thú với một món. Hãy kiên trì vàbình tĩnh. Tránh ép khi bé không thích ăn. Hãy cho bé thử món đó vào lúckhác.

 Theo Phương Thảo
Băn khoăn khi bé mới ăn dặm



Suýt tan vỡ hôn nhân vì mâu thuẫn 'bố chồng, nàng dâu'
“Ai cũng có câu chuyện “mẹ chồng nàng dâu”, còn tôi thì lại mâu thuẫn "bố chồng nàng dâu". Quãng thời gian ở nhà chăm sóc con nhỏ mới sinh đã bị stress vì bố chồng suốt ngày soi mói, cằn nhằn gần 2 năm trời” - chị Trần Thị Bùi Anh, ở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, tâm sự.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.