Bé thiếu tự lập vì bị dọa

Mỗi lần thấy cu Bi (gần 3 tuổi) ngậm cơm là Hiền chỉ tay xuống góc bếp, dọa: ‘Chuột ra cắn vào mồm Bi đi chuột ơi. Eo ôi, chuột, chuột kìa...’. Bi nhìn theo tay mẹ chỉ, sợ hãi, vội nuốt miếng cơm trong bụng.

Mỗi lần thấy cu Bi(gần 3 tuổi) ngậm cơm là Hiền chỉ tay xuống góc bếp, dọa: ‘Chuột ra cắn vàomồm Bi đi chuột ơi. Eo ôi, chuột, chuột kìa...’. Bi nhìn theo tay mẹ chỉ, sợhãi, vội nuốt miếng cơm trong bụng.
Những lúc con không nghe lời, không chỉ mẹ Hiền mà cả bà nội cu Bi đều thaynhau dọa dẫm: “Con gián cắn chân Bi đi”, “Ngáo ộp nhai đầu đấy”, “Ông ba bịbắt Bi đi” hay “Con kiến đốt chảy máu Bi đi”... Nói rồi bà nội chỉ vào xótủ, góc bếp, trên gác hay những chỗ thấp, tối khiến Bi sợ phải nghe lời bà.Sau đó, Hiền chợt nhận ra hễ nhờ con việc gì, chẳng hạn: “Bi xuống bếp lấycho mẹ cái thìa nhựa” hoặc “Bi lại kia nhặt quả bóng đi”... thì cu cậu dèchừng chùn bước rồi lắc đầu: “Bi sợ ông ba bị”, “Bi sợ chuột”... và nhấtquyết không nghe theo yêu cầu của mẹ.

Bé thiếu tự lập vì bị dọa

Ảnh minh họa



Kể cả ban ngày, Bi cũng không dám vào phòng lấy con gấu bông hay đi xuốngbếp lấy giúp mẹ cái gì đó mặc dù bình thường, Bi rất hăng hái giúp mẹ, giúpbà.

Cu Ken (3 tuổi rưỡi) lại rấtsợ bà đồng nát. Cu cậu vốn nghịch và bướng nên hay bị ông bà, bố mẹ dọa là:“Bà đồng nát bỏ Ken vào bao tải, bán sang Trung Quốc”. Hoặc có khi Ken cònbị bà nội dọa bỏ vào thùng rác của bà đổ rác hàng chiều vẫn đến khu nhà Kenthu rác; dọa mang sang nhà bà Linh hàng xóm để bà ấy giam vào buồng... Mộtlần, bà nội dọn đống báo cũ mang đi bán đồng nát. Bà nội sai Ken nhặt mấy tờbáo dưới gầm bàn để mang cho bà đồng nát nhưng Ken rụt rè nấp trong nhà, mồmkêu: “Ken sợ lắm”.

Lần khác, bà nội bảo Ken mang biếu ít quà cho bà Linh hàng xóm, bà đứngngoài cửa chờ nhưng Ken nhất định không vào, chỉ ôm lấy chân bà nội, kêu sợ.Bà nội lại than: “Con cháu người ta mạnh dạn, sai gì cũng được, con cháu nhàmình thì nhát như cáy”...

Phản tác dụng khi dọacon

Dọa dẫm là “chiêu” mà ông bà, cha mẹ hay áp dụng với các bé. Mụcđích là vì muốn bé nghe lời, bớt nghịch ngợm... Tuy đạt được mục đích nhưngcách dạy con này thường phản tác dụng, nhất là về lâu dài. Có bé vì quá sợhãi do bị dọa nên trở thành nhút nhát, không dám tự tin khám phá xung quanh;có bé lại sinh thụ động, ỷ lại người lớn, không dám tự lập, tự làm việcnhà... vì sợ. Chưa kể, nhiều bé bị ám ảnh thái quá có thể bị rối loạn tâmlý, gây khó ngủ, hay ngủ mơ, không dám ngủ riêng...

Một khi bị hạn chế khám pháxung quanh, bé cũng sẽ bị hạn chế tư duy học hỏi và tính cách bạo dạn.

Những lời dọa dẫm không đúng như “Ngáo ộp nhai đầu”... khiến bé có nhận thứcsai lầm. Hoặc có bé bị ác cảm với bà đồng nát, bà đổ rác hay bà hàng xóm,chú công an... vì nghĩ họ là người xấu, làm hại trẻ con và không đáng tincậy, cần tránh xa. Do đó khi dạy con ngoan, cha mẹ cần linh hoạt, có thể dọabé nhưng cần có giới hạn, đặc biệt phải đúng kiến thức, chẳng hạn: “Bé ngậmcơm lâu dễ bị sâu răng, đau răng”, “Bé tự ý đi ra ngoài dễ bị lạc, bị bắtcóc”...

Tốt nhất là với mỗi trường hợp, cần giải thích cho bé nếu bé định tới nhữngchỗ nguy hiểm. Đồng thời, có thể chọn cách đánh lạc hướng các bé để bé chịunghe lời. Song song với đó, nên khuyến khích bé làm việc nhỏ trong nhà nhưcất thứ này – mang thứ kia... vừa sức với bé. Không nên dọa ma quỷ, ông babị... ở những chỗ tối vì như thế, bé dễ bị ám ảnh bóng tối hoặc sợ phải bướcvào chỗ tối.

Theo Ngọc Bình
Mevabe



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.