Bố mẹ vợ lên chơi chồng đưa đúng 50 nghìn đi chợ vì "vợ ăn bám", ai ngờ tới lúc nhìn mâm cơm cô nấu mà anh tái mặt

"7h tối chồng em mới về tới nơi, vừa nhìn mâm cơm vợ bày trên bàn, anh có chút ngây người rồi trợn mắt hỏi...", người vợ kể.

Vì gia đình, phụ nữ không ngại hi sinh bản thân, thậm chí vì chăm lo cho chồng con họ sẵn sàng gác bỏ sự nghiệp, hoài bão của mình, lui lại phía sau để chồng phát triển. Tiếc rằng không phải người đàn ông nào cũng có thể hiểu thấu được những hi sinh, thiệt thòi đó mà vợ đã vì mình gánh chịu.

Cô vợ trong câu chuyện dưới đây cũng vì quá bất mãn khi phải sống bên 1 người chồng vô tâm như thế đã vào diễn đàn xã hội than thở: "Nói về độ gia trưởng, ích kỷ, chồng em mà đứng số 2, đảm bảo không ai được xếp số 1. Lúc yêu anh ấy ngụy trang giỏi, em không nhận ra vì hai đứa yêu xa, 1 tháng gặp nhau 1 lần, ngồi nói chuyện chớp nhoáng vài tiếng đồng hồ còn chưa thể hiện hết nhớ nhung thì làm gì kịp bộc lộ bản chất thật sự cho em rõ. Thành thử thời gian đầu sau cưới, em sốc thật sự với tính cách của chồng.

Cưới xong, em muốn 'kế hoạch' đôi ba năm lo phát triển sự nghiệp cho vững vàng rồi mới vướng vào con cái song anh nhất quyết bắt em phải đẻ ngay. Anh bảo đàn bà lấy chồng phải sinh con, làm gì có chuyện bắt nhà chồng đợi. Đấu tranh chán chê không được, sau em buộc phải chiều theo ý chồng.

Bố mẹ vợ lên chơi chồng đưa đúng 50 nghìn đi chợ vì vợ ăn bám, ai ngờ tới lúc nhìn mâm cơm cô nấu mà anh tái mặt-1

Ảnh minh họa

Thời gian mang bầu còn đỡ, lúc đứa con ra đời mới bắt đầu nảy sinh nhiều mâu thuẫn các chị ạ. Chồng em tính gia trưởng, lúc nào anh cũng nghĩ từ cổng hất ra là việc đàn ông phải lo. Từ cổng hất lại là vợ tự làm, thế nên mọi thứ từ cơm nước nhà cửa con cái cứ mình em gánh. Chồng tuyệt đối không đỡ đần.

Hết cữ, em tính đi làm, anh cũng không cho, bảo không tin người ngoài chăm con. Đấy, nghịch lý nằm ở chỗ đó các chị ạ. Anh ấy xót con mà chỉ xót miệng, còn lại bắt vợ nghỉ việc chăm.

Ức chế hơn, từ ngày em nghỉ việc ở nhà, thái độ của anh với vợ cứ mỗi lúc một coi thường. Mặc dù chính anh nói em chỉ việc chăm con, vun vén cửa nhà, kinh tế anh lo thế nhưng hàng tháng lấy lương đưa vợ lại tỏ vẻ xót ruột, căn ke từng đồng. Lần nào cũng thế, đưa tiền vợ bao giờ cũng có câu đính kèm: 'Ăn tiêu cho cẩn thận. Anh không phải cái máy in tiền'.

Cầm đồng tiền của chồng mà cổ em nghẹn đắng. Nghĩ cố nhịn nhục tới khi con được 24 tháng, cai hẳn sữa mẹ, cứng cáp hơn em sẽ cho đi lớp rồi trở lại công việc.

Cách đây vài ngày, bố mẹ em gọi điện bảo sẽ lên thăm cháu. Sáng hôm ông bà lên, em dậy đi chợ mới nhớ ra hôm trước đi siêu thị mua bỉm sữa hết sạch tiền, đành bảo chồng đưa cho mấy đồng mua thức ăn đón ông bà ngoại. Ai ngờ anh cau mặt rút ví đưa 50k rồi quay đi. Em thấy thế hỏi: 'Từng này tiền em đi chợ kiểu gì?'.

Giọng anh dửng dưng đáp: 'Con gái không kiếm ra tiền còn đòi hỏi gì'. Nói xong anh xỏ giầy đi luôn.

Chiều nấu cơm xong, trong lúc đợi con rể về ăn cơm, bố mẹ em lên phòng chơi với cháu. 7h tối chồng em mới về tới nơi, vừa nhìn mâm cơm vợ bày trên bàn, anh có chút ngây người rồi trợn mắt bảo: 'Cô cũng giỏi đó. Miệng kêu hết tiền mà bố mẹ lên vẫn làm cơm như mở tiệc. Chứng tỏ sau lưng tôi cô vẫn giấu tiền phải không?'.

Cũng may bố mẹ em ở tầng trên không nghe thấy chứ không em ngượng mặt vì chồng. Nghĩ mà ức, em chỉ vào mâm cơm cười nhạt đáp: 'Bữa cơm này không liên quan tới 1 xu 1 hào của anh. 50k sáng anh đưa chỗ nào còn nguyên chỗ đó. Anh vào mà nhìn.

Mâm cơm này tôi sắm bằng tiền tôi kiếm được. Trong thời gian nghỉ làm tôi vẫn bán hàng online cho người ta. Tuy thu nhập tôi kiếm được không cao bằng đi làm nhưng cũng chưa từng phải để anh nuôi ngày nào hết. 4 triệu anh đưa tôi chi tiêu chỉ đủ nửa tháng thôi, còn lại là tiền tôi đó. Nếu anh không tin, từ mai anh tự cầm tiền chi tiêu trang trải cuộc sống sẽ rõ. Tôi cũng không muốn nói nhiều về cách đối xử của anh với bố mẹ vợ. Nhưng anh là chồng nên sống sao để vợ phục mà noi theo'.

Bố mẹ vợ lên chơi chồng đưa đúng 50 nghìn đi chợ vì vợ ăn bám, ai ngờ tới lúc nhìn mâm cơm cô nấu mà anh tái mặt-2

Chồng em sượng mặt không nói gì. Đúng lúc bố mẹ đi xuống, em cũng cho qua luôn. Anh biết ý chào hỏi vồn vã mời bố mẹ vợ xuống ăn cơm. Đêm về phòng, chồng em mới ngại ngùng xin lỗi vì coi thương vợ. Đấy là lần đầu tiên em thấy anh biết nhận lỗi về mình các chị ạ".

Cuộc sống hôn nhân không hề màu hồng, luôn chứa đựng những áp lực, mẫu thuẫn. Trong đó tài chính kinh tế là 1 trong những yếu tố rất dễ gây xung đột gia đình. Nhiều người đàn ông có suy nghĩ rằng mình kiếm ra tiền là có quyền lớn tiếng, coi thường vợ. Các anh không hiểu được những hi sinh, nhọc nhằn vợ mình phải vì chồng con nếm trải mỗi ngày. Song sức chịu đựng của ai thì cũng có giới hạn vậy nên các anh đừng thách thức sự nhẫn nại của vợ vì một khi họ "tức nước vỡ bờ", các anh sẽ mất tất đó.

Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/bo-me-vo-len-choi-chong-dua-dung-50-nghin-di-cho-vi-vo-an-bam-ai-ngo-toi-luc-nhin-mam-com-co-nau-ma-anh-tai-mat-22202020614113745.htm

con rể

bố mẹ vợ


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.