Cơn thịnh nộ của nàng dâu sau bao ngày ấm ức cảnh mẹ chồng chèn ép

Chồng cô đã nói là không thể bỏ mẹ, còn vợ thì có thể rồi đó thôi! Đành vậy, cô đặt bút ký vào đơn ly hôn và không quên gửi cho mẹ chồng một tin nhắn...

Chồng cô đã nói là không thể bỏ mẹ, còn vợ thì có thể rồi đó thôi! Đành vậy, cô đặt bút ký vào đơn ly hôn và không quên gửi cho mẹ chồng một tin nhắn...

Hồi mới về làm dâu, hàng xóm láng giềng thi thoảng có vài người lại nhìn Trinh với ánh mắt đầy ái ngại, còn dặn dò như thân quen lắm: “Mẹ chồng khó tính, con cố gắng lên nhé!”. Trinh nghĩ thái độ có chút khó khăn của bà Nhàn những ngày đầu chung sống thì cũng khá dễ hiểu. Và cô nghĩ, dù chồng có đi làm xa đi nữa, cô vẫn sẽ cố gắng vượt qua cửa ải mẹ chồng để gia đình được êm ấm, hạnh phúc.

Nhưng đến khi sinh con ra rồi, Trinh mới hiểu, những lời động viên của hàng xóm là có nguyên do cả. Ngưỡng chịu đựng của cô đối với mẹ chồng mỗi ngày lại phải tăng lên một bậc, cuộc sống chẳng khác gì địa ngục trước cách cư xử của bà.

Ngày Trinh ở viện còn có bà ngoại đến chăm. Nhưng đến ngày thứ ba khi đã được về nhà và cô bắt đầu tập đi lại thì mẹ chồng đảm nhận nhiệm vụ chăm mẹ con cô. Trước mặt những người khác thì bà Nhàn nói rất ngọt, rất khéo như để mẹ con cái Trinh đấy bà lo được hết: “Bà ngoại về nhà nghỉ đi, thằng Tiến đi làm tiếp đi!”.

Nhưng khi còn mỗi mẹ chồng và nàng dâu là bà đổi thái độ ngay tức thì, làm khó Trinh đến tội. Bà cứ ôm lấy cháu, không để Trinh cho con ti mẹ, bắt ép con dâu phải đi pha sữa để hai bà cháu ôm nhau ngủ. Có lúc đau vết mổ quá, Trinh nhờ bà pha sữa hộ thì bà đay nghiến: “Ngày xưa tôi mổ, mới 3 ngày đã đi nấu cơm cho một đội 20 người ăn rồi! Không phải kêu ca gì cả, làm được hết!”.

“Thưa mẹ chồng, nhờ sự hai mặt đầy cay nghiệt của mẹ, con đã quyết ký vào đơn ly hôn!” - Ảnh 1.

Cháu khóc oe oe, bà cũng không cho Trinh bế, cứ một mình bà giành cháu. Trinh nghe tiếng con khóc thì xót xa lắm, muốn bế con cho ti mẹ một chút cũng không được. Sữa mẹ căng tức, chảy ròng ròng ướt áo thì mẹ chồng cũng bảo nó chẳng có chất gì cả, tốt nhất vẫn nên pha sữa công thức cho cháu ti.

Những ngày sau đấy còn tồi tệ hơn nhiều, khi em bé có triệu chứng thở khò khè. Bà Nhàn thấy cháu như vậy thì nhất quyết đi mua siro ho về uống. Khi Trinh cố tình không cho con uống thì bà lẻn bế cháu ra phòng khách rồi ép cho cháu uống. Nhưng được hai hôm như thế thì em bé bỗng giống như bị say thuốc, cứ ăn rồi nôn rồi lịm đi trên tay mẹ.

Trinh xót con lắm nhưng cũng không biết làm thế nào. Đúng hôm đấy chồng về, cô nói với chồng thì chỉ nhận ngay cái gạt phăng đi: “Chắc tại con trớ nhiều nên mệt chứ em đừng bảo do thuốc. Con trước thỉnh thoảng cũng trớ như thế còn gì!”. May mà đến đêm hôm ấy, bé con tỉnh dậy được chứ không chắc Trinh cũng không sống nổi.

Thế rồi cô ngày càng nhận ra chồng bênh mẹ chằm chặp, vợ có nói cái gì cũng tìm cách bào chữa cho bằng được. Nhớ có hôm con mới được 20 ngày tuổi, bị sưng 1 cục nhọt to, phải ra nằm viện điều trị tiêm kháng sinh. Ông bà ngoại ra chăm là chủ yếu nhưng đến gần ngày về, bà nội lại tranh ra chăm, ngủ lại.

Đến đêm, bà ôm lấy cháu ngủ luôn trên cái giường đơn duy nhất của phòng và không cho Trinh nằm cùng. Trinh mệt quá, muốn ngả lưng một tí, mới bảo mẹ dịch sang, nằm chéo người cho con nằm chút với, thì bà Nhàn quạt ngay: “Không! Mày muốn nằm thế nào thì nằm! Còn tao cứ nằm thế này đấy!”. Trinh tủi thân quá, gọi điện cho chồng thì lại nhận ngay gáo nước lạnh: “Con dâu kiểu gì mà suốt ngày đi nói xấu mẹ chồng thế?”.

Trước mặt những người đến thăm, bà Nhàn lúc nào cũng cố tình bắt Trinh ngồi yên há miệng ra để bà đút từng thìa cháo như thể tốt với con dâu lắm. Nhưng khi người ta về hết, bà lại quay ngoắt, ôm ngay lấy cháu và bắt Trinh ngồi dậy dọn bát cháo, đi pha sữa cho cháu. Những chuyện khác nữa nếu kể ra thì dài vô cùng như mùa hè bà tranh tắm cho cháu, nhưng lại vừa tắm vừa bật quạt vì bà nóng không chịu được. Có những lúc hai mẹ con ốm nằm ôm nhau trong phòng chưa kịp ra ăn cơm, bà đã nói luôn: “Đến bữa cơm không ra thì nhịn đi!”.

Đỉnh điểm nhất là có những hôm khi thấy con dâu ăn chậm, bà Nhàn lại liếc mắt ra vẻ: “Cơm chắc khó ăn quá nhỉ? Hay là về nhà ngoại đi mà ăn cho sướng!”. Trinh tủi thân, nghĩ quẩn nên quyết định ôm con về nhà ngoại ở vì không thể chịu đựng được sự cay nghiệt của mẹ chồng. Nhưng khi chồng cô về, thì mẹ chồng lại nói xấu đủ điều về con dâu: “Nó suốt ngày ôm con, tao hầu hạ bao nhiêu việc mà còn giận dỗi. Ngày xưa tao đẻ mày ra, vẫn vừa chăm con vừa cày cuốc thì có sao đâu…”, khiến chồng lại hiểu nhầm luôn cả Trinh.

Nhưng dù suốt ngày khuyên răn Trinh nên về để hai vợ chồng gần nhau, thì chồng cô vẫn một mực bênh mẹ mình khiến Trinh muốn phát điên lên được. Khi Trinh đưa ra điều kiện phải ở riêng, thì chồng cô lại nhảy cẫng lên phản đối: “Anh đã thề là cả đời này sẽ sống cùng mẹ. Mẹ vất vả vì anh nhiều rồi…” khiến Trinh thở dài chấp nhận rằng mối quan hệ này sẽ không thể hàn gắn được nữa.

Tình cảm của hai người vẫn còn, nhưng nghĩ đến những năm tháng dài đằng đẵng đầy tủi nhục phải sống cùng với mẹ chồng ghê gớm như bà Nhàn là Trinh không chịu được. Chồng cô đã nói là không thể bỏ mẹ, còn vợ thì có thể rồi đó thôi! Đành vậy, cô đặt bút ký vào đơn, không quên gửi cho mẹ chồng một tin nhắn: “Thưa mẹ chồng, nhờ sự hai mặt đầy cay nghiệt của mẹ, con đã quyết ký vào đơn ly hôn! Chắc điều đó sẽ khiến mẹ thấy vui!”.

Theo Trí thức trẻ


mẹ chồng nàng dâu

gia đình chồng

mẹ chồng

Vợ Chồng


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.