Đã gả con gái đi rồi, tại sao còn phải cho của hồi môn?

Nghĩ bố mẹ đẻ con gái thật là thiệt thòi. Nuôi con khôn lớn, con gái chưa kịp báo hiếu ngày nào thì đã đi lấy chồng, rồi lại còn phải có trách nhiệm cho con của hồi môn.

Nghĩ bố mẹ đẻ con gái thật là thiệt thòi. Nuôi con khôn lớn, con gái chưa kịp báo hiếu ngày nào thì đã đi lấy chồng, rồi lại còn phải có trách nhiệm cho con của hồi môn.

Người Việt Nam chúng ta có phong tục là khi gả con gái đi lấy chồng, bố mẹ đều tặng cô dâu một ít của hồi môn để mang về nhà chồng. Nhà nào giàu có điều kiện thì của hồi môn có thể là sổ đỏ nhà đất, xe ô tô, vài chục cây vàng. Nhà nào ít điều kiện hơn thì cố gắng mua cái kiềng vàng, cái vòng vàng, để gọi là có chút gì đó trao cho con gái trong ngày trọng đại. Nếu mà không có gì thì sợ con gái sẽ tủi thân. Mà quan trọng là không có những thứ đí thì về nhà chồng rồi cũng chẳng được yên, kiểu gì cũng có lời ra tiếng vào.
 
Tôi không biết phong tục này có từ bao giờ và tôi chẳng thấy nó nhân văn, tốt đẹp ở chỗ nào. Tôi thấy nó thật vô lý và thiệt thòi cho cha mẹ có con gái. Vì nó mà nhiều cô gái khổ sở với nhà chồng. Vì hầu hết, tâm lý chung của gia đình nhà trai, họ coi việc bố mẹ phải cho con gái của hồi môn, là điều bắt buộc, là điều hiển nhiên phải thế.

Tôi có quen một chị bạn, cưới chồng được vài hôm, chị gọi tôi ra quán cafe vừa tâm sự vừa khóc. Chị kể ngày chị cưới, buổi chiều vừa dẫn dâu về tới nhà, đến tối mẹ chồng đã sinh sự, đá thúng đụng nia, chửi chó mắng mèo. Hoá ra mẹ chồng chị không hài lòng, vì hôm nay lúc trao quà cưới cho con gái. Bố mẹ chỉ tặng chị mỗi một cái vòng vàng hai chỉ bé xíu ở tay. Trước đó em trai chồng chị cũng đi lấy vợ, cô em dâu là con nhà buôn bán lớn. Ngày cưới bố mẹ cho chục cây vàng, đeo nặng trĩu cả tay cả cổ hai vợ chồng. Chưa hết, bố mẹ vợ của cậu em chồng còn cho hai vợ chồng chiếc ô tô 4 chỗ trị giá 500 triệu. Bởi thế mà khi thấy mẹ của chị, chỉ cho chị có hai chỉ vàng, mẹ chồng chị hậm hực khó chịu, khinh ghét ra mặt. Chị khóc với tôi, chị bảo chị khổ quá, gia đình chị bố mẹ là nông dân nghèo. Tiền lo đám cưới cho chị đã phải đi vay. Hai chỉ này cho chị, bố mẹ cũng phải đi vay mới có. Nhìn chị khóc mà tôi thấy xót xa.

Đã gả con gái đi rồi, tại sao còn phải cho của hồi môn?
Người Việt Nam chúng ta có phong tục là khi gả con gái đi lấy chồng, bố mẹ đều tặng cô dâu một ít của hồi môn để mang về nhà chồng (ảnh minh họa).

Nghĩ bố mẹ đẻ con gái thật là thiệt thòi. Nuôi con khôn lớn, con gái chưa kịp báo hiếu ngày nào thì đã đi lấy chồng. Lúc con gái ở nhà với bố mẹ, con gái lười biếng. Có khi nấu cơm rửa bát còn lười, bố mẹ phải làm hết cho. Ấy thế mà gả con đi lấy chồng, về nhà người ta còn phải nai lưng ra phục vụ, chăm sóc cả gia đình nhà chồng. Thế mà con đi lấy chồng bố mẹ lại còn phải có trách nhiệm cho con của hồi môn. Tại sao lại có thứ phong tục vô lý và bất công đến như vậy? Tại sao đã gả con gái cho nhà người ta rồi, lại còn phải cho theo của hồi môn?

Phong tục này ngày càng bị biến tướng, khi con người quá coi trọng kim tiền. Họ lấy đồng tiền làm thước đo chuẩn mực và giá trị cho mọi thứ. Tôi nghĩ, đã đến lúc chuyện gả con gái đi lấy chồng cha mẹ phải cho của hồi môn để con gái mang theo về nhà chồng nên bỏ. Thay vào đó, ngày đi lấy chồng, con gái nên mua quà tặng lại cha mẹ đẻ trong ngày cưới của chính mình. Để tỏ lòng biết ơn công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đó mới là việc mà bất cứ cô gái nào đi lấy chồng nào cũng nên làm.

Con gái nhớ nhé! Trong ngày cưới, nhớ mua quà tặng cha mẹ. Của hồi môn cha mẹ cho đừng nhận nữa. Vì con gái lớn rồi, con đi lấy chồng, cuộc sống tương lai của chúng con, vợ chồng con phải tự lo!

Bài viết thể hiện quan điểm của riêng tác giả
Theo Trí thức trẻ


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.