Điều quan trọng mẹ cần biết khi nêm dầu/mỡ cho bé ăn

Bé có thể ăn được những loại dầu/ mỡ nào? Dầu gấc nên cho bé ăn bao nhiêu là đủ? Nêm dầu/ mỡ ra sao để không bị mất chất?... là băn khoăn của không ít mẹ.

 Bé có thể ăn được những loại dầu/ mỡ nào? Dầu gấc nên cho bé ăn bao nhiêu là đủ? Nêm dầu/ mỡ ra sao để không bị mất chất?... là băn khoăn của không ít mẹ.

Chào bác sĩ. Bé nhà em được 19 tháng. Em có một số vấn đề sau muốn được bác sĩ tư vấn.

- Khi nấu ăn cho cháu em thường thêm dầu cá hồi, dầu gấc, dầu oliu và mỡ động vật. Em muốn hỏi bác sĩ là ngoài 3 loại dầu ăn trên thì bé còn có thể ăn được những loại dầu nào nữa ạ? Vì em thấy cả 3 loại dầu trên đều có mùi và bé nhà em không thích. Mong bác sĩ chỉ giúp em một số loại dầu ăn khác để em đổi vị cho bé.

- Em nên cho bé ăn mấy bữa dầu gấc/ tuần?

- Mỡ động vật như mỡ gà, mỡ lợn em nên thêm vào khi nấu hay phải để cháo nguội mới nêm?

Rất mong bác sĩ tư vấn giúp để em chăm con được tốt hơn. (Phương Hoa - maiphuonghoa...@yahoo.com).


Điều quan trọng mẹ cần biết khi nêm dầu/mỡ cho bé ăn 1
Ảnh minh họa.


Trả lời:

Chào bạn!

Bé nhà bạn đã 19 tháng tuổi nên có thể ăn được cả dầu và mỡ, thậm chí  tất cả các loại dầu mà người lớn ăn hàng ngày bạn đều có thể cho bé ăn được ví dụ dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương… Tất cả các loại dầu trên đều tốt cả mà mùi vị lại dễ  ăn.

Riêng với dầu gấc bạn nên lưu ý 1 tuần chỉ ăn ăn 3 – 4 lần, mỗi lần 5ml. Nếu thừa vitamin A có thể gây nôn, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, nhìn hoa mắt và thiếu linh hoạt cơ khớp. Tình trạng này kéo dài dẫn tới các vấn đề về gan, mất kiểm soát hệ thần kinh trung ương.

Theo khuyến cáo, bé chỉ nên dùng tối thiểu 2000 IU vitamin A mỗi ngày ở 1-3 tuổi; 3000 IU cho 4-8 tuổi.

Đối với dầu ăn thì khi nấu cháo/ bột cho bé xong, bạn nhấc nồi cháo khỏi bếp mới nêm dầu, còn với mỡ thì có thể cho ngay khi đang nấu cháo.
Theo TTVN


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.