- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đứt ruột đưa con đi học mẫu giáo
Bố mẹ kẻ khóc người mếu, mím môi ngoảnh mặt để cô giáo dứt con ra khỏi mình rồi bỏ chạy. Hai đứa trẻ cào cắn cô giáo, vùng chạy ra cổng, khiến các cô phải chạy theo bắt lại mấy lần, chỉ mong đến giờ đóng cổng.
Bố mẹ kẻ khóc người mếu, mím
môi ngoảnh mặt để cô giáo dứt con ra khỏi mình rồi bỏ chạy. Hai đứa trẻ cào
cắn cô giáo, vùng chạy ra cổng, khiến các cô phải chạy theo bắt lại mấy lần,
chỉ mong đến giờ đóng cổng.
Làm việc trong một trường mầm non có uy tín ở một thành phố miền Trung, nơi
nhiều vị phụ huynh giàu có hoặc gia thế gửi gắm đứa con tuổi nhi đồng, tôi
đã chứng kiến không ít màn chia ly đẫm nước mắt của những bà mẹ lần đầu đưa
con đến lớp, cũng như biểu hiện tình yêu và sự lo lắng vô bờ mà họ dành cho
con cái mình. Nhiều tình huống có cả bi lẫn hài.
Bố mẹ đều nghỉ làm một tháng để đưa con đi học
Hơn một tháng trước khi trường khai giảng năm học mới, ngày ngày có một
chiếc xe hơi Mercedes màu trắng sang trọng đỗ gần cổng trường. Tài xế bước
xuống, mở cánh cửa sau, từ đó chui ra hai vợ chồng tuổi trung niên, ôm hai
đứa trẻ. Họ bế chúng vào trường, vừa chỉ trỏ cười nói vừa nhìn chúng với ánh
mắt thăm dò và nịnh bợ, cố thuyết phục con ngồi lên thú nhún để chơi, hay
lân la xem cầu trượt, cây cối trong trường. Hai đứa trẻ bám cứng lấy cổ bố
mẹ, mãi mới chịu đặt chân xuống đất, nhìn ngó xung quanh. Thế là hai đấng
sinh thành, một xun xoe bên cạnh bọn trẻ, một cầm cái iPad quay phim chụp
ảnh say sưa đến mức mấy lần vấp cả vào người khác. Cả phái đoàn chơi chừng
một giờ rồi rút, hôm sau lại đến…
Ảnh minh họa
Cô bạn đồng nghiệp bảo tôi, hai người họ đã xin phép hiệu trưởng được đưa
con đến làm quen với trường lớp trước khi chính thức nhập học. Họ có vẻ là
một đôi vợ chồng giàu có nhưng hiếm muộn, phải nhờ kỹ thuật thụ tinh trong
ống nghiệm mới có được hai đứa trẻ sinh đôi này; chuyện chúng đi học là một
biến cố và thử thách lớn với cả nhà.
Đến khi năm học bắt đầu mới thấy hết những gian nan của vợ chồng họ. Vẫn là
chiếc xe ấy với đủ những con người ấy. Bọn trẻ khóc thét, dứt khoát không
chịu rời song thân. Bố mẹ cũng kẻ khóc người mếu, mím môi ngoảnh mặt để cô
giáo dứt con ra khỏi mình rồi bỏ chạy. Hai đứa trẻ cào cắn cô giáo, vùng
chạy ra cổng, khiến các cô phải chạy theo bắt lại mấy lần, chỉ mong đến giờ
đóng cổng.
Lát sau, từ phòng mình, tôi nhìn ra lớp đó, thấy một cô giáo hai tay bế hai
đứa trẻ vẫn đang khóc lóc vùng vẫy, mặc cho cô còn lại quản lý 40 cháu khác.
Nghe nói vì biết trước sự khó nhọc đó, bố mẹ chúng đã “bồi dưỡng” cho mỗi cô
một phong bì khá nặng. Và bây giờ, dù đã hết giờ phụ huynh được phép vào
trường, họ vẫn đã làm cách nào đó quay lại, nấp sau cái cột ở hành lang cùng
dãy phòng với tôi, dõi sang phía con mình, vẻ mặt đầy xót xa. Đã mấy lần, cô
hiệu trưởng đi qua, bảo họ cứ an tâm ra về, sau mấy ngày con sẽ quen cô quen
bạn, nhưng họ chỉ vâng dạ, bước đi vài bước rồi lại “vật vã” quay lại
Chị vợ phân trần: “Các cháu
từ bé đến nay không phải xa bố mẹ, ông bà lâu như vậy bao giờ. Khổ thân quá.
Nhưng con hơn 3 tuổi rồi nên vợ chồng tôi quyết tâm bằng giá nào cũng phải
cho con đi học. Cả hai chúng tôi đều xin phép cơ quan nghỉ không lương một
tháng để đưa con đến trường cho quen, kẻo các cháu tủi thân”.
Ở dãy bên kia, hai đứa trẻ lúc này không giằng ra khỏi cô nữa mà cứ bắt cô
bế, vẫn khóc ngằn ngặt. Cô giáo, biết phụ huynh vẫn ở đó quan sát, không
muốn tỏ ra nghiêm khắc và dứt khoát với chúng. Người mẹ thấy vậy cuống lên
gọi điện cho cô giáo, nhờ áp máy vào tai con để chúng được nghe thấy tiếng
nói của bố mẹ: “Con ơi, mẹ đây, mẹ thương con lắm, xót con lắm. Mẹ biết con
khổ lắm, tội lắm. Chịu khó nghe con, rồi trưa bố mẹ lại cho con về…” Chị ta
nói thôi một một hồi thì chợt nghe cô giáo ngắt lời: “Con đâu mà con, cô
đây, con nó không chịu nghe từ lâu rồi!”.
Cô hiệu trưởng phải "đuổi" mấy lần nữa, hai vợ chồng họ mới chịu ra khỏi
trường, loanh quanh chờ đến trưa xin đón con về. Đến nay đã hơn 3 tuần, họ
vẫn chỉ dám cho con đi học một buổi và sáng nào, màn chia ly bịn rịn đầy
nước mắt ấy vẫn diễn ra, các cô khuyên giải thế nào cũng không được.
Trèo hàng rào để rình cô giáo
Ảnh minh họa
Bây giờ người ta đẻ ít, kinh tế cũng khá hơn nên nhiều người coi con họ là
hạt ngọc không chỉ vì nó quý mà còn vì nó mong manh dễ vỡ. Chỉ đưa con đến
lớp mẫu giáo thôi mà nhiều bậc bố mẹ, ông bà đứt từng khúc ruột. Lúc nào họ
cũng nghĩ, làm sao cô giáo có thể cho con ăn, chăm sóc con chu đáo tận tâm
như mình được. Thế là một mặt họ dúi phong bì vào tay cô cùng những lời nhờ
vả khúm núm, một mặt lại nghi ngờ muốn kiểm tra xem cô giáo có đối xử tử tế
với con mình không.
Ngôi trường tôi làm việc có một bức tường tiếp giáp với cái hào cạn nước,
nhiều cây cối mọc phía ngoài. Đã rất nhiều lần, vào giờ trẻ ăn hay ngủ, các
cô trong trường bắt gặp các vị phụ huynh, chủ yếu là mẹ hoặc bà, đang trèo
lên các cây ấy, cố thò đầu qua tường, nhìn vào cửa sổ lớp học để rình xem cô
giáo có cho con ăn không, có chăm con ngủ, có đánh con cháu mình không. Hễ
bị bắt gặp là họ vội thụt xuống. Đã nhiều lần nhà trường nói về chế độ nuôi
dưỡng các cháu để phụ huynh yên tâm và yêu cầu đừng làm như vậy nữa kẻo bọn
trẻ trông thấy sẽ không hay, nhưng họ chả chịu tin.
Có vị phụ huynh còn vật nài cô giáo cho phép hằng ngày mang cho con đồ ăn
trưa đặc biệt do mình nấu, không phải ăn đồ của trường. Chị quả quyết là
thằng bé nhà chị yếu và lười ăn lắm, không phải đồ mẹ nấu thì không nuốt
nổi. Bị từ chối, chị ta mắng ầm lên, đòi kiện. Cô giáo lớp đó tâm sự: “Thằng
bé con chị ấy chẳng có biểu hiện gì là ốm yếu còi cọc, nó vẫn vui vẻ, khỏe
mạnh, bụ bẫm như những đứa khác, đến bữa vẫn ăn rất ngon miệng, còn thích ăn
thi với các bạn. Chắc mẹ nó không tin cơm nhà trường đảm bảo vệ sinh, mà
đúng hơn là chiều con quá, sợ nó ăn giống các bạn thì khổ, thì tội. Chị ấy
bảo có phải con cô đâu mà biết xót”.
Xót con, cái cảm giác ấy người mẹ vào chẳng phải vượt qua. Tôi cũng vậy. Hai
đứa con tôi cũng đều là hạt ngọc của ông bà nội, nên nhút nhát và quấn người
nhà. Ngày đầu đi học, chúng cũng khóc, cũng quặp chặt lấy mẹ. Nhưng tôi đã
dứt khoát giao chúng cho cô giáo rồi đi ngay, không để cho nó thấy mình rơi
nước mắt. Chuyện nó ăn ngủ ra sao, tôi chỉ hỏi các cô chứ không qua lớp con
xem. Thế mà cũng chỉ mấy ngày sau, hai thằng bé đã hào hứng với chuyện đi
học, líu lo kể chuyện hết bạn nọ bạn kia. Và tuyệt nhất là nếu như ở nhà,
mỗi bữa tôi phải mất 2 tiếng đồng hồ để đút cho con vài thìa cháo thì ở lớp,
cháu ăn hết suất với thời gian giống như các bạn.
Cô hiệu trưởng trường tôi từng bảo, nhiều phụ huynh cứ kêu con họ “nhiều vấn
đề” nên nhờ cô giáo lưu ý đặc biệt, mà không biết rằng chính bố mẹ, ông bà
mới là có vấn đề. Chuyện đưa con đến lớp lần đầu tiên thực ra không phải là
khó khăn thử thách với bọn trẻ, mà chính là thử thách của các bậc phụ huynh
và không phải vị nào cũng nhanh chóng vượt qua. Và như thế, chính họ đã kìm
hãm con mình, biến chúng thành đứa trẻ yếu đuối, nhu nhược và lệ thuộc. Nếu
như ngay một chuyện rất nhỏ như rời nhà đến lớp, họ còn cảm thấy quá sức với
đứa trẻ, thì làm sao họ dám kỳ vọng con mình lớn lên sẽ có thể vùng vẫy giữa
sóng gió cuộc đời?
-
Tâm sự5 giờ trướcNgười chồng mà tôi hết mực yêu thương, chiều chuộng lại có ngày khiến cho tôi khổ sở như thế này.
-
Mẹo vặt6 giờ trướcViệc quay đầu xe ra ngoài khi đỗ xe giúp tài xế dễ dàng lái xe khi ra khỏi bãi đỗ, nhất là tình huống gấp và quan sát các phương tiện khác an toàn hơn.
-
Tâm sự10 giờ trướcEm vô cùng áy náy, mỗi lần gặp cháu lại thấy ngại ngùng. Em không biết nên chọn quà gì tặng cháu cho tương xứng...
-
Nhà đẹp11 giờ trướcVới nhiều ý nghĩa về phong thủy, thẩm mỹ và sức khỏe, trồng cây vạn tuế trước nhà là một lựa chọn đáng cân nhắc đối với nhiều gia đình.
-
Làm mẹ11 giờ trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Yêu11 giờ trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Mẹo vặt11 giờ trướcCác mẹo bảo quản hành lá, ớt, tỏi được hướng dẫn bên dưới sẽ giúp bạn kéo dài đáng kể thời gian sử dụng các loại gia vị này với chất lượng cao nhất.
-
Vào bếp11 giờ trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Chứng kiến cảnh con gái bị bố chồng chèn ép, bố đẻ tôi đã làm một việc khiến cả nhà thông gia bẽ mặtTâm sự14 giờ trướcThấy con gái bị bố chồng chèn ép, bố đẻ tôi làm ngay một việc khiến nhà thông gia bẽ mặt phải rối rít xin lỗi.
-
Mẹo vặt14 giờ trướcKhông phải mua rau xà lách ngoài chợ với những nỗi lo về an toàn thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể trồng xà lách trong chậu hoặc thùng xốp với ba bước đơn giản.
-
Làm mẹ14 giờ trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Nhà đẹp16 giờ trướcTừ xa xưa, gương đã gắn liền tới nhiều yếu tố tâm linh, phong thủy. Gương có khả năng phản chiếu. Nếu chọn cách để gương trong nhà đúng sẽ giúp tài vận nhân đôi, còn ngược lại sẽ hình thành những ám khí không tốt.
-
Yêu17 giờ trướcTrong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.