“Em chồng à, chị ký đơn ly hôn như hôm nay là nhờ em cả đấy!”

Chị Mai những tưởng sau khi lấy chồng, thấu cảnh làm dâu, em chồng sẽ thông cảm với chị ít nhiều. Nhưng không những về ăn bám suốt mà hễ cứ rảnh rỗi là em chồng lại thủ thỉ với mẹ nói xấu chị dâu, khiến mẹ chồng càng ngày càng ghét chị Mai hơn.

Chị Mai những tưởng sau khi lấy chồng, thấu cảnh làm dâu, em chồng sẽ thông cảm với chị ít nhiều. Nhưng không những về ăn bám suốt mà hễ cứ rảnh rỗi là em chồng lại thủ thỉ với mẹ nói xấu chị dâu, khiến mẹ chồng càng ngày càng ghét chị Mai hơn.

Ngày đầu về làm dâu, chị Mai cứ tưởng mình tìm được đồng minh khi em chồng hết lời vun vén vào cho anh chị. Dù chị chửa trước 3 tháng, nhưng cả gia đình chồng chẳng ai nói nặng nhẹ nửa lời, vẫn vui cười trò chuyện, đối xử với chị tự nhiên như người trong nhà. Nhưng chị không biết, cái sự vô tư của tất cả các thành viên đều có toan tính cả.

Tuần đầu tiên sau đám cưới, bố mẹ chồng “đánh tiếng” trong bữa cơm rằng cái sân nhà đang xập xệ, chắc cần phải nhờ gia đình anh chị sửa giúp. Chị cũng chẳng nghĩ ngợi nhiều, bàn chồng lấy tiền mừng cưới còn dư ra 15 triệu, gọi thợ đến để sửa cho bố mẹ. Ít lâu sau, chị Mai lại nghe những tiếng thở dài đại loại như nhà chẳng có cái tủ lạnh to cho đủ dùng với lượng người đang ngày càng tăng hay cái máy giặt để mẹ con giặt giũ đỡ vất vả. Chị lại biết ý gắng kiếm tiền sắm sửa cho nhà chồng.

“Em chồng à, chị ký đơn ly hôn như hôm nay là nhờ em cả đấy!” - Ảnh 1.nh minh họa

Rồi còn bao nhiêu thứ trong nhà mà một mình chị phải đứng ra lo toan nữa nhưng chị cũng chẳng tính toán nhiều. Em chồng thì hồn nhiên như cô học sinh mới lớp 1 dù đã đến tuổi lấy chồng. Cứ đến bữa thì ăn, ăn xong thì đứng dậy, chả cần quan tâm ai là người đi chợ, nấu cơm hay rửa bát. Một mình chị vừa phải đi làm vừa phải cáng đáng việc nhà. Giặt giũ tất tần tật cũng một tay chị phải lo liệu hết. Thỉnh thoảng áo quần chưa kịp khô hoặc không có nắng thì không thơm, chị lại nghe tiếng em chồng bĩu môi: “Hết đồ mặc rồi thì biết làm sao đây mẹ ơi!”.

Mẹ chồng chỉ trông con hộ chị coi như đã có phúc lắm rồi, chứ không làm giúp chị bất cứ việc nào khác. Nhà ngoại ở xa nên chị chẳng thể nhờ vả gì được. Nhớ có hôm con chị Mai bị ốm, em chồng gọi điện bảo bị tai nạn, chị cũng vội vàng gửi con lại cho bà nội, chạy xe hơn 40 cây số đi đón em chồng về nhà. Khi em chồng đau chân không đi lại được, cũng một tay chị hầu hạ cơm nước, dìu dắt sinh hoạt trong nhà nhưng một lời cảm ơn chị cũng chẳng nhận được.

Rồi thấm thoắt 3 năm sau cũng đến khi em chồng đi lấy chồng. Chị Mai những tưởng sau khi lấy chồng rồi, thấu cảnh làm dâu, em chồng sẽ thông cảm với chị ít nhiều. Nhưng không, em chồng may mắn lấy chồng gần nhà nên lại về ăn bám suốt, thậm chí có những cuối tuần còn vứt con cho chị trông để cùng chồng đi chơi…

Rảnh rỗi, em chồng lại thủ thỉ với mẹ nói xấu chị dâu khiến mẹ chồng càng ngày càng ghét chị Mai hơn. Kinh khủng hơn nữa khi em chồng bảo trước tất cả mọi người rằng không biết con chị Mai sinh ra có phải là con anh trai hay không mà nhìn chỉ thấy giống bên ngoại thôi. Bắt đầu từ đấy, bố mẹ chồng sinh ra nghi ngờ chị Mai dù chuyện cực kỳ vô lý như thế.

Mâu thuẫn cũng càng ngày càng bị đẩy lên cao trào. Đó là những lời chửi bới, nhục mạ, bóng gió nhắc đến việc chị Mai là con vợ lẽ. Rằng bà thông gia cũng từng ngoại tình mới sinh ra chị Mai bây giờ. Chị Mai nghe những chuyện xúc phạm như thế thì không thể chấp nhận được, bừng bừng lửa giận cãi lại: “Mẹ có thể nói con nhưng không được quyền lăng mạ mẹ con!”. Nói xong câu ấy, chị bỗng nhận một cái tát như trời giáng từ chồng mình.

Công sức bao nhiêu năm phục vụ, cung phụng nhà chồng cũng từ đó mà bị đổ xuống sông xuống biển. Chồng chửi chị hỗn láo với mẹ chồng, không biết lễ nghĩa, phép tắc và còn đay nghiến rằng không biết bao nhiêu lần sau lưng đã cãi lại mẹ như thế rồi. Chồng chị cũng bắt đầu bị những lời nói của em chồng tác động vào, nghi ngờ việc thằng con trai liệu có phải con mình hay không.

Cuộc sống gia đình anh chị từ đấy rơi vào bế tắc với những cuộc đối thoại không có hồi kết, những tiếng đổ vỡ, đập phá đồ đạc và chán nản. Mỗi lúc cãi nhau xong, chồng chị lại ngồi tâm sự với mẹ chồng, thi thoảng còn có em chồng góp vui. Đương nhiên khi ấy, chủ đề chính là nói xấu và bịa chuyện nhục mạ gia đình chị.

Chị Mai không thể chấp nhận hơn được nữa. Chị bị coi như người thừa, là kẻ đứng ngoài tất cả mọi chuyện trong gia đình dù chẳng làm gì sai cả. Và ngày hôm nay, khi chồng chị đưa lá đơn ly hôn đặt ra trước mắt chị, thì chị biết, mọi chuyện chẳng thể cứu vãn được nữa.

Chị vẫn muốn làm vợ của anh, nhưng gia đình chồng quá kinh khủng và không cho phép chị có thể ở lại làm dâu được. Chị chấp nhận đặt bút ký vào đơn, nhưng chỉ muốn nhắn đến em chồng một câu chua chát: “Em chồng à, anh chị có ngày như hôm nay, là nhờ em cả đấy!”.

Theo Trí thức trẻ

gia đình chồng

mẹ chồng

em chồng

Vợ Chồng

Ly hôn


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.