- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Không chăm nổi vợ thì để mẹ đón con gái mẹ về nhà
Nếu như trước đây, nhiều bà mẹ thường động viên con gái cư xử với gia đình nhà chồng “một điều nhịn, chín điều lành” thì ngày nay các bà thường sẵn sàng đón con gái đã về nhà chồng trở lại nhà hoặc khuyên con mạnh mẽ buông bỏ.
Mẹ đẻ xui con gái buông bỏ
Chị Vũ Thị Chung (ở Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) chia sẻ những năm tháng tủi cực khi ở gia đình nhà chồng. Khi lấy nhau về, gia đình chồng đã xin cho chị công việc thuận lợi, nên hơn 20 năm qua chị đã phải chịu đựng cay đắng, tủi cực. Chồng làm ra đồng nào thì giữ hết để bao bạn bè nhậu nhẹt mặc kệ vợ con khổ sở. Khi hai con còn nhỏ, chị Chung phải nhịn ăn, nhịn mặc để nuôi con, gửi con. Đi làm cả ngày mà trưa chị cũng chỉ dám ăn xôi, hoặc bánh mì. Thứ gì chị làm, chị mua anh cũng chê bai, mà vẫn phải im thít vì mở miệng là chồng đánh thâm tím mặt mày, hoặc đập phá đồ đạc. Hai lần chị phải nằm viện, gọi điện báo chồng thì anh ấy bảo bận nhậu, gọi mẹ đẻ lên mà trông. Nửa tháng trời nằm viện, chị Chung đã hiểu mình lấy nhầm chồng vô tâm, đoạn tình. Chị mệt mỏi, cay đắng, khổ cực ám ảnh cả trong giấc ngủ.
Gia đình chồng người thì trước mặt ngọt nhạt xin tiền, xin quà, sau lưng nhắn tin nói xấu để chồng đánh đập, chửi bới chị. Bố chồng gọi điện chửi chị lừa con ông có bầu rồi bắt nó cưới, làm con ông khổ cả đời… Cả nhà anh hùa vào xúi bẩy hành hạ chị. Nhà cửa lúc nào cũng có tiếng đổ vỡ, tiếng khóc lóc, chửi bới…
Đến giờ, khi con gái út của chị Chung lấy chồng hoàn cảnh cũng gần giống như cuộc đời của mẹ. Con gái út của chị vốn là thợ may, nhà chồng thuộc hàng khá giả. Cưới xong nhà chồng không cho con gái chị đi làm, ở nhà quán xuyến mọi việc cơm, nước, chợ búa trong ngôi nhà 5 tầng. Thế nhưng con gái út của chị Chung vẫn luôn bị mẹ chồng, em chồng chửi mắng, gây sự. Ngay cả khi sinh nở, con gái chị Chung cũng chỉ được nghỉ ngơi một tháng rồi mọi việc lại phải tay năm, tay mười. Tuy ở chung thành phố nhưng một năm chỉ vài lần con gái được chạy về thăm mẹ. Có lần chị Chung hỏi tại sao gia đình chồng có điều kiện mà con ngày càng xanh xao thế? Con gái chị bật khóc kể lại công việc hàng ngày phải làm cực nhọc, tối thì làm vợ, chăm hai con nhỏ mà không ai giúp… Nghĩ lại cuộc đời của mình, xót con quá, chị bảo con để mẹ bảo con rể, nếu không chăm sóc được vợ thì để mẹ đón con gái về.
Chị Thanh (ở Đào Tấn, Hà Nội) lại có tâm sự buồn khác, con gái chị luôn bị bạo hành tinh thần. Ở chung với nhà chồng, nhưng đêm nào lên giường là vợ cũng bị chồng hành: “Ngủ với bao nhiêu thằng rồi…”, rồi ấn đầu, giật tóc, bóp cổ không cho vợ giải thích, cũng không cho la hét vì sợ người nhà biết chuyện. Con gái chị Thanh làm nghề tự do, bươn chải từ bán quần áo, bán cháo dinh dưỡng, ship hàng thuê… quần quật từ 4 giờ sáng đến tận đêm. Mỗi lần đến thăm, nghe hàng xóm kể con gái mình quần quật làm việc mà vẫn bị chồng đánh khiến chị rơi nước mắt. Chị Thanh thường nói với con khi chỉ có hai mẹ con: “Nếu không chịu được thì về với mẹ. Buông bỏ đi con ạ”.
Chị Thương (ở quận 1, TPHCM) tâm sự, bố mẹ chị có mỗi chị là con gái và không ưng ý chàng rể lắm, nhưng vì chị yêu nên bố mẹ chiều lòng cho cưới. Trước khi cưới, mẹ sang ngủ chung với con và bảo, cuộc đời làm gì sai cũng có thể làm lại dù đó là hôn nhân. Có bất cứ chuyện gì xảy ra cũng nên nói với cha mẹ và đừng để mình bị ai bắt nạt.
Bố chị là nhà giáo song cũng khuyên con gái rằng, nếu chồng tử tế thì con phải nhu thuận, hết lòng với chồng, với gia đình chồng. Nhưng nếu sau này chồng con nghiện ngập, gái gú, đánh vợ, chửi con thì về với bố. Bố mẹ không sợ điều tiếng, chỉ sợ cuộc đời con không hạnh phúc rồi tổn thương tới con cái. Bởi những đứa trẻ chứng kiến cha mẹ đánh chửi nhau… sẽ tự ti, lớn lên sẽ học tính xấu bạo lực của cha, tính tự ti sợ hãi của mẹ và gặp vô vàn khó khăn trong giao tiếp. Cả cuộc hôn nhân sau này rất có thể tiêm nhiễm tiêu cực và mất niềm tin vào tình yêu, hạnh phúc.
Luôn có một chốn để trở về
Theo chuyên viên tư vấn Phạm Hoa (Viện Nghiên cứu Tâm lý Giáo dục và Pháp luật) chia sẻ, Việt Nam có câu ca rằng:
Thân em như giọt mưa sa
Giọt vào gác tía, giọt ra ngoài đồng
Ý nói phụ nữ lấy nhầm chồng thì cực khổ. Nếu trước kia, việc con gái trở về nhà bố mẹ đẻ là nỗi xấu hổ của gia đình, thì ngày nay nhiều bố mẹ đã mở cửa đón con gái trở về nhà.
Trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình phụ nữ rất quan trọng, nhưng luôn cần sự vun đắp của cả hai. Vấn đề nên hay không nên ly hôn, đúng hay không đúng khi trở về nhà bố mẹ đẻ là rất khó trả lời thích đáng, vì mỗi gia đình có một hoàn cảnh cụ thể khác nhau.
Về với bố mẹ đẻ là điều không ai muốn nhưng đừng chọn gồng mình sống với cuộc hôn nhân rơi vào vực thẳm. Có những chuẩn mực được đặt ra để dành cho số đông, không phải là tất cả. Dù cuộc đời có sóng gió thế nào, thì những người mẹ vẫn ở bên con. Tuy nhiên, không phải ai không hạnh phúc là ly hôn, bởi ít ràng buộc thì không sao nhưng có con cái và nhiều mối quan hệ khác thì nhiều khi rất khó buông bỏ.
Bà Phạm Hoa cũng cho biết thêm, trường hợp con gái ly hôn trở về nhà bố mẹ đẻ, được bố mẹ đẻ bao dung, chia sẻ sẽ có cơ hội lựa chọn lại cho đúng. Tuy nhiên, số này thường xảy ra ở thành phố. Còn phần lớn các bậc cha mẹ ở nông thôn vẫn quan niệm con gái lấy chồng là con người ta, nên nhiều cô con gái còn không dám trở về nhà vì biết bố mẹ đẻ không chấp nhận. Hoặc có nhà miễn cưỡng nhận con gái về, nhưng lại trách móc gây thêm áp lực cho con gái.
Ngày nay nhiều bà mẹ khuyên con gái hãy biết dũng cảm níu giữ, hoặc mạnh mẽ buông bỏ. Họ không muốn con gái phải cam chịu, nhịn nhục, níu giữ những thứ đã mất. “Gái một lần đò” chẳng ai muốn, nhưng đừng chọn gồng mình sống với cuộc hôn nhân rơi vào vực thẳm.
Bà Phạm Hoa (Viện Nghiên cứu Tâm lý Giáo dục và Pháp luật)
Theo GĐXH
-
Tâm sự7 giờ trướcNgười chồng mà tôi hết mực yêu thương, chiều chuộng lại có ngày khiến cho tôi khổ sở như thế này.
-
Mẹo vặt9 giờ trướcViệc quay đầu xe ra ngoài khi đỗ xe giúp tài xế dễ dàng lái xe khi ra khỏi bãi đỗ, nhất là tình huống gấp và quan sát các phương tiện khác an toàn hơn.
-
Tâm sự12 giờ trướcEm vô cùng áy náy, mỗi lần gặp cháu lại thấy ngại ngùng. Em không biết nên chọn quà gì tặng cháu cho tương xứng...
-
Nhà đẹp13 giờ trướcVới nhiều ý nghĩa về phong thủy, thẩm mỹ và sức khỏe, trồng cây vạn tuế trước nhà là một lựa chọn đáng cân nhắc đối với nhiều gia đình.
-
Làm mẹ13 giờ trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Yêu13 giờ trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Mẹo vặt14 giờ trướcCác mẹo bảo quản hành lá, ớt, tỏi được hướng dẫn bên dưới sẽ giúp bạn kéo dài đáng kể thời gian sử dụng các loại gia vị này với chất lượng cao nhất.
-
Vào bếp14 giờ trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Chứng kiến cảnh con gái bị bố chồng chèn ép, bố đẻ tôi đã làm một việc khiến cả nhà thông gia bẽ mặtTâm sự16 giờ trướcThấy con gái bị bố chồng chèn ép, bố đẻ tôi làm ngay một việc khiến nhà thông gia bẽ mặt phải rối rít xin lỗi.
-
Mẹo vặt16 giờ trướcKhông phải mua rau xà lách ngoài chợ với những nỗi lo về an toàn thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể trồng xà lách trong chậu hoặc thùng xốp với ba bước đơn giản.
-
Làm mẹ17 giờ trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Nhà đẹp18 giờ trướcTừ xa xưa, gương đã gắn liền tới nhiều yếu tố tâm linh, phong thủy. Gương có khả năng phản chiếu. Nếu chọn cách để gương trong nhà đúng sẽ giúp tài vận nhân đôi, còn ngược lại sẽ hình thành những ám khí không tốt.
-
Yêu20 giờ trướcTrong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.