- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trẻ dễ rối loạn tiêu hóa nếu ăn dặm sớm
Mong con có đủ chất, nhiều phụ huynh nghiền thức ăn cho bé ăn từ khi trẻ mới 3-4 tháng tuổi. Hậu quả, một số bé phải nhập viện vì tiêu chảy, táo bón hoặc nôn trớ.
Mong con có đủ chất, nhiều phụ huynh nghiền
thức ăn cho bé ăn từ khi trẻ mới 3-4 tháng tuổi. Hậu quả, một số bé phải
nhập viện vì tiêu chảy, táo bón hoặc nôn trớ.
Mang con 5 tháng tuổi đến khoa Tiêu
hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, khám, chị Xuân nhà ở quận 11 cho hay
sữa mẹ không có, sợ sữa công thức không đủ chất, chị mua thức ăn về xay
nhuyễn đút cho con. Một tuần sau khi được mẹ bổ sung dinh dưỡng, bé
không thể đi tiêu được.
Con gái 4 tháng tuổi của chị Thủy ở quận Tân Phú cũng được đưa đến bệnh viện vì bị tiêu chảy gần một tuần không khỏi sau khi được cho ăn dặm.
"Tôi cho cháu ăn khoai tây, cà rốt, cải xanh được xay rất nhuyễn và chế biến rất kỹ nhưng không hiểu sao lại như vậy", phụ huynh này nói.
Tại Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, nhiều phụ huynh đưa con đến khám hoặc gọi điện nhờ tư vấn "không hiểu sao thức ăn chế biến hợp vệ sinh nhưng các bé được cho ăn dặm lại bị tiêu chảy hoặc nôn trớ".
Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết, ông thường xuyên tiếp nhận những trường hợp tương tự và điểm chung của các bé là đều được người lớn cho ăn dặm sớm.
"Hầu hết phụ huynh đều có tâm lý muốn con cứng cáp, sợ con thiếu chất nên cho ăn dặm mà không biết hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn chỉnh để tiếp nhận thức ăn. Điều này dẫn đến việc bé bị rối loạn tiêu hóa", bác sĩ Phúc nói.
Cũng theo bác sĩ Phúc, khi dinh dưỡng chưa thể dung nạp, các bé thường có biểu hiện trớ, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Một số bé có biểu hiện quấy khóc từng cơn có thể do cơn đau bụng gây nên.
"Thời điểm ăn dặm phù hợp cho trẻ là khi các bé được 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã đủ chức năng tiếp nhận thức ăn. Các biểu hiện để biết bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm là lưỡi của bé đẩy thức ăn ra, bé biết phản xạ xoay đầu theo hướng của thìa", bác sĩ Phúc nói.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện Dinh dưỡng khuyên, khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, phụ huynh nên cho bé ăn bột, sau đó là các loại thịt, cá, rau xanh xay nhuyễn trộn với vài giọt dầu thực vật.
"Không nên cho trẻ ăn quá nhiều trong một lần mà tăng dần từ 50, 80 ml đến 100 ml dung dịch thức ăn dặm trong mỗi lần ăn", bà Lâm nói.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên, khi cho trẻ ăn dặm, phụ huynh nên theo dõi các phản ứng của bé để phòng hiện tượng dị ứng thức ăn; theo dõi phân để biết bé có bị rối loạn tiêu hóa hay không, từ đó cân chỉnh lại các thành phần dinh dưỡng phù hợp.
Khi thấy trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, cần đưa bé đến bệnh viện để được chữa trị và tư vấn. Không nên liên tục đổi sữa vì có thể làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa nặng hơn.
Con gái 4 tháng tuổi của chị Thủy ở quận Tân Phú cũng được đưa đến bệnh viện vì bị tiêu chảy gần một tuần không khỏi sau khi được cho ăn dặm.
"Tôi cho cháu ăn khoai tây, cà rốt, cải xanh được xay rất nhuyễn và chế biến rất kỹ nhưng không hiểu sao lại như vậy", phụ huynh này nói.
Thời điểm ăn
dặm phù hợp cho trẻ là khi các bé được 6 tháng tuổi
Tại Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, nhiều phụ huynh đưa con đến khám hoặc gọi điện nhờ tư vấn "không hiểu sao thức ăn chế biến hợp vệ sinh nhưng các bé được cho ăn dặm lại bị tiêu chảy hoặc nôn trớ".
Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết, ông thường xuyên tiếp nhận những trường hợp tương tự và điểm chung của các bé là đều được người lớn cho ăn dặm sớm.
"Hầu hết phụ huynh đều có tâm lý muốn con cứng cáp, sợ con thiếu chất nên cho ăn dặm mà không biết hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn chỉnh để tiếp nhận thức ăn. Điều này dẫn đến việc bé bị rối loạn tiêu hóa", bác sĩ Phúc nói.
Cũng theo bác sĩ Phúc, khi dinh dưỡng chưa thể dung nạp, các bé thường có biểu hiện trớ, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Một số bé có biểu hiện quấy khóc từng cơn có thể do cơn đau bụng gây nên.
"Thời điểm ăn dặm phù hợp cho trẻ là khi các bé được 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã đủ chức năng tiếp nhận thức ăn. Các biểu hiện để biết bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm là lưỡi của bé đẩy thức ăn ra, bé biết phản xạ xoay đầu theo hướng của thìa", bác sĩ Phúc nói.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện Dinh dưỡng khuyên, khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, phụ huynh nên cho bé ăn bột, sau đó là các loại thịt, cá, rau xanh xay nhuyễn trộn với vài giọt dầu thực vật.
"Không nên cho trẻ ăn quá nhiều trong một lần mà tăng dần từ 50, 80 ml đến 100 ml dung dịch thức ăn dặm trong mỗi lần ăn", bà Lâm nói.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên, khi cho trẻ ăn dặm, phụ huynh nên theo dõi các phản ứng của bé để phòng hiện tượng dị ứng thức ăn; theo dõi phân để biết bé có bị rối loạn tiêu hóa hay không, từ đó cân chỉnh lại các thành phần dinh dưỡng phù hợp.
Khi thấy trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, cần đưa bé đến bệnh viện để được chữa trị và tư vấn. Không nên liên tục đổi sữa vì có thể làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa nặng hơn.
Theo VnExpress
-
Nhà đẹp10 phút trướcNhà lệch tầng vừa có thể tận dụng tối đa không gian, vừa giúp thông thoáng nhưng công năng sử dụng không linh hoạt, vậy có nên xây nhà lệch tầng hay không?
-
Tâm sự43 phút trước“Ai cũng có câu chuyện “mẹ chồng nàng dâu”, còn tôi thì lại mâu thuẫn "bố chồng nàng dâu". Quãng thời gian ở nhà chăm sóc con nhỏ mới sinh đã bị stress vì bố chồng suốt ngày soi mói, cằn nhằn gần 2 năm trời” - chị Trần Thị Bùi Anh, ở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, tâm sự.
-
Nhà đẹp1 giờ trướcThay vì mua sẵn ở cửa hàng hoa, người yêu hoa và thích làm vườn có thể tự trồng cúc họa mi từ hạt để tận hưởng niềm vui gặt hái thành quả là những chậu cúc xinh.
-
Mẹo vặt2 giờ trướcViệc sử dụng nồi cơm điện đúng cách không chỉ mang lại bữa ăn ngon mà còn giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị, liệu bạn có cần rút phích nồi cơm điện sau khi cơm chín?
-
Yêu3 giờ trướcKhoảnh khắc cô dâu ngơ ngác nhìn các bà, các chị đặt tiền vào chiếc mâm khiến nhiều người tò mò.
-
Yêu14 giờ trướcỞ tuổi 31, đàng trai chưa từng yêu, hiền lành, nhút nhát khiến MC phải “đẩy thuyền” liên tục mới dám đứng gần, nắm tay bạn gái.
-
Nhà đẹp15 giờ trướcCây ăn quả đã trở thành một phần quan trọng của sân vườn, không chỉ mang lại những trái ngọt mà còn có lợi ích về môi trường, làm đẹp cho không gian nhà bạn.
-
Tâm sự19 giờ trướcEm trai tôi mới cưới vợ được hơn 3 tháng. Dù sống chung nhà nhưng bố mẹ và tôi hiếm khi thấy mặt em dâu. Cách hành xử trẻ con của em dâu khiến cuộc sống gia đình tôi đảo lộn.
-
Nhà đẹp20 giờ trướcCách thiết kế sáng tạo đã giúp thúc đẩy lưu thông không khí tự nhiên, tăng cường kết nối giữa các phòng, cung cấp ánh sáng tự nhiên và đảm bảo thông gió cho ngôi nhà ven sông trên khu đất có hình dạng méo mó.
-
Yêu21 giờ trướcKhoảnh khắc Kenneth Harl, người Mỹ, lần đầu nhìn thấy Sema Tekgul, người Thổ Nhĩ Kỳ, mọi thứ đã thay đổi. “Đó là yêu từ cái nhìn đầu tiên. Tôi thấy điều này rất kỳ lạ bởi vì tôi đã độc thân suốt một thời gian dài. Tôi cống hiến cho công việc giảng dạy và nghiên cứu, chưa từng nghĩ mình sẽ kết hôn”, Kenneth chia sẻ.
-
Vào bếp21 giờ trướcĐậu hũ nhồi thịt là món ăn khá phổ biến của nhiều gia đình Việt, cách làm món này cũng rất đơn giản.
-
Mẹo vặt21 giờ trướcHầm xương là bước nấu ăn quan trọng để tạo ra nồi nước dùng thơm ngon, bổ dưỡng; liệu có phải nhưng có phải cứ hầm xương càng lâu và nhừ càng ngon?