Những kỹ năng xã hội cần thiết cho mọi trẻ em

Sử dụng khéo léo những kỹ năng xã hội của mình sẽ giúp bé có nhiều cơ hội thành công hơn trong tương lai.

Sử dụng khéo léo những kỹ năng xã hội của mình sẽ giúp bé có nhiều cơ hội thành công hơn trong tương lai. Hãy bắt đầu bồi đắp những kỹ năng không thể thiếu này càng sớm càng tốt.

Tầm quan trọng của kỹ năng xã hội


Giúp con rèn luyện kỹ năng xã hội cũng quan trọng như việc dạy bé thành thạo bảng chữ cái hay bảng cửu chương vậy. Những kỹ năng có được từ thời ấu thơ rất quan trọng trong việc tạo ra những phẩm chất khi trưởng thành. Khi giỏi giao tiếp xã hội, con bạn sẽ có nhiều thuận lợi vì bé tự tin, thú vị và quyến rũ, thật dễ dàng kết bạn, tìm kiếm sự trợ giúp hay đặt quan hệ đối tác trong tương lai. Chỉ một số kỹ năng cơ bản thôi đã đủ để bé có thể tìm được những người bạn ở bất kỳ nơi đâu, đặc biệt là ở trường học.

Kỹ năng 1: Nói “Vui lòng…” và “Cảm ơn”

Một trong những câu quan trọng và cần thiết nhất mà bạn phải chỉ cho con từ sớm là “Vui lòng…” và “Cảm ơn“. Cứ dùng những từ ấy một cách chân thành, lễ phép và luôn luôn, rồi chúng sẽ mang đến sự kỳ diệu cho bé.

ky-nang-blogtamsuvn (1)

Kỹ năng 2: Thay phiên

Trong mỗi cuộc trò chuyện, một người nói và những người còn lại lắng nghe. Sau đó, một người khác sẽ lên tiếng và mọi người còn lại im lặng lắng nghe. Vai trò nghe và nói sẽ được thay đổi liên tục. Điều này cũng đúng đối với các trò chơi và hoạt động khác. Đây là cách mà thế giới của chúng ta vận động. Chờ đợi đến lượt của mình và nắm bắt được nó, đó là một trong những kỹ năng đầu tiên mà bé nên có được.

Kỹ năng 3: Giao tiếp bằng mắt


Chỉ cho bé cách nhìn vào mắt một người khi đang nói chuyện. Đây là cách để không bỏ sót thông tin, đồng thời xua tan sự sợ hãi, lo lắng trong giao tiếp. Ánh mắt trực tiếp, chăm chú sẽ dễ gây được thiện cảm và sự tin cậy. Bạn sẽ thấy bé mau chóng làm chủ được những cuộc nói chuyện như thế nào.

Kỹ năng 4: Xử lý tình huống


Hãy thường xuyên nói về những tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống của bé. Chẳng hạn, “con sẽ làm gì khi bị một bạn khác bắt nạt?” Cho bé thấy một ví dụ cụ thể và cùng nhau nói về cách giải quyết. Bạn sẽ thấy được kỹ năng của con đã phát triển đến mức nào rồi.

Kỹ năng 5: Thực hành


Đừng quá lo lắng vì phải đưa con đến các buổi tiệc, những sự kiện đông người. Bé có thể xử sự một cách sai lầm nhưng quan trọng hơn hết là bạn sẽ cùng còn rút ra được điều gì từ những sai lầm đó. Hãy cho con một số lời khuyên để bé biết mình sẽ phải làm gì nếu tình huống xảy ra lần tới.

Quan trong hơn hết thảy, hãy luôn làm gương cho tất cả những phẩm chất mà bạn muốn con gặt hái được. Cho trẻ thấy bạn lễ độ ra sao , vui vẻ ra sao, hòa đồng và tự tin như thế nào. Đừng quên rằng, bạn chính là người thầy đầu tiên và quan trọng nhất của bé.

Theo SKĐS


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.