- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
'Bệnh kinh niên dạy thêm cần kháng sinh liều nặng'
"Đã đến lúc chúng ta phải dũng cảm bắt tay làm như Bí thư Đinh La Thăng chỉ đạo, cấm dạy, học thêm trong trường học", ông Nguyễn Tuấn Hải chia sẻ quan điểm.
"Đã đến lúc chúng ta phải dũng cảm bắt tay làm như Bí thư Đinh La Thăng chỉ đạo, cấm dạy, học thêm trong trường học", ông Nguyễn Tuấn Hải chia sẻ quan điểm.
Có lẽ không phải đến bây giờ câu chuyện dạy thêm của giáo viên và học thêm của học sinh mới được đưa ra cả trong cộng đồng ngành giáo dục lẫn dư luận xã hội.
Nó đã luôn là đề tài nóng bao năm nay và thời gian qua bỗng trở nên nóng hơn bao giờ hết khi Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng chỉ đạo tuyệt đối không dạy, học thêm trong trường học Sài Gòn.
Ông Thăng đã nêu trúng vấn đề của trường học Việt Nam: Dạy thêm là biến tướng của giáo dục.
Ai cũng biết một nguyên tắc quan trọng của giáo dục phổ thông là: Cung cấp lượng kiến thức (tri thức) tối thiểu vừa đủ. Thế nhưng, với tư duy chạy đua về kiến thức và phương pháp dạy học nhồi nhét thì như cá gặp nước, việc dạy, học thêm đã nở rộ trong không chỉ cánh cổng nhà trường, mà còn ở nhà thầy, cô giáo.
Nhiều giáo viên môn chính ở phổ thông biến nhà mình thành trung tâm học thêm với cách thức giống nhau: Dạy lại nội dung học trên lớp và bổ sung phần "nâng cao" là phát ra các tờ đề bài tập. Học sinh dành hầu hết thời gian ở nhà thầy cô để giải các bài tập này.
Ở phương Tây, họ có "dịch vụ hỗ trợ học sinh". Các em có thể yêu cầu giáo viên ở lại sau giờ học hỗ trợ trong các vấn đề học tập trên lớp và tất cả là miễn phí. Giáo viên, nếu được học sinh nhờ hỗ trợ, sẽ nhiệt tình giúp đỡ học trò và coi đó như một dấu hiệu cho thấy họ có uy tín về chuyên môn và được học sinh tin cậy, yêu mến.
Trường hợp học sinh muốn phát triển sâu hơn so với thời lượng và phạm vi kiến thức trên lớp, học sinh thường tìm tới các tổ chức giáo dục ngoài nhà trường. Đó là lựa chọn mang tính chất thuần túy cá nhân của học sinh và không liên quan nhà trường hay giáo viên ở trường.
Các đào tạo ngoài nhà trường này thực sự mang tính chất "chuyên gia" mà học sinh có khả năng và có nhu cầu sẽ tìm thấy sự thỏa mãn thật sự về chuyên môn và phát triển cá nhân.
Đó cũng là lý do mà chúng ta thấy không có hình thức luyện thi một cách trực diện nhắm vào các nội dung thi cử vào trường chuyên hay lớp chọn như ở Việt Nam. Việc học tập nâng cao vì thế không bị biến tướng và biến đổi thành "luyện gà đi thi". Việc học tập hướng tới phát triển cá nhân, dẫn dắt học sinh khám phá vẻ đẹp của môn học và nghiên cứu khoa học sớm.
Nói thế để chúng ta thấy việc học thêm và dạy thêm về bản chất là câu chuyện cung cầu rất thực tế và nếu được tiếp cận và thực thi đúng cách, đúng hướng, nó sẽ trở thành kênh đào tạo bổ trợ quan trọng song hành cùng giáo dục phổ thông chính quy trong trường học. Ở góc độ tiếp cận này, góc nhìn của Bí thư Đinh La Thăng đã đúng và trúng.
Phản biện gần như duy nhất mà chúng ta thấy trong câu chuyện dạy, học thêm lại đến từ các giáo viên, vì chính họ là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất.
Đây lại là vẫn đề khác và không phải không có cách. Nó nằm ở trong cơ chế dành cho giáo viên mà Bộ GD&ĐT phải đứng ra giải quyết. Có rất nhiều cách làm và tiếp cận mà chúng ta có thể tham khảo từ các nước và địa phương hóa một phần theo hoàn cảnh của Việt Nam.
Vì thế, xét về bản chất của vấn đề và nhu cầu thực tế bức thiết của cải cách giáo dục, đã đến lúc chúng ta cần phải dũng cảm bắt tay vào làm như cách mà Bí thư Thành uỷ TPHCM nêu ra.
Vết thương và bệnh kinh niên nào chả cần đến thuốc kháng sinh liều nặng.
Theo Zing
-
Giáo dục39 phút trướcBảo lưu Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng để thi lại vào Trường ĐH Y Hà Nội, Ngọc Linh trở thành thủ khoa đầu vào ngành Răng - Hàm - Mặt. Ba năm sau, Linh thắng giải “Sinh viên của năm” tại ngôi trường này, nhờ sự năng động và tài năng.
-
Giáo dục16 giờ trướcSau vụ việc 132 học sinh Trường Mầm non Hoa Sen nghỉ học liên quan đến suất ăn bán trú, hiện tại, hầu hết các em đã đi học đầy đủ trở lại.
-
Giáo dục21 giờ trướcTừ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
-
Giáo dục23 giờ trướcNữ sinh lớp 8 tại Đắk Nông đã vỡ òa hạnh phúc khi nhận được quà kèm thư tay từ Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn sau chương trình phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em".
-
Giáo dục1 ngày trước24 tân sinh viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Macau (Trung Quốc) bị phát hiện làm giả kết quả kỳ thi tốt nghiệp PTTH Hong Kong (HKDSE) để xét tuyển vào trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo cấp chứng chỉ ngoại ngữ đảm bảo công bằng, chống thi thay, thi hộ, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung quy định cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrong buổi học, 2 thầy cô ở Trường THCS Vạn Phong (Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra xô xát. Trường THCS Vạn Phong vừa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các giáo viên.
-
Giáo dục2 ngày trướcHàng chục học viên lớp văn bằng 2 - VB2.13 của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 'chết đứng' khi nhận được thông tin lớp học này không tồn tại.
-
Giáo dục2 ngày trướcTổng cộng 35 trang trong luận án tiến sĩ lịch sử của một trưởng phòng ở Huế đều có đạo văn. Kết luận của Đại học Huế khẳng định tố cáo đúng.
-
Giáo dục2 ngày trướcQuy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.
-
Giáo dục2 ngày trướcSố lượng thí sinh đăng ký thi sau đại học ở Trung Quốc giảm, cho thấy sự suy giảm niềm tin vào giá trị bằng cao học khi thị trường việc làm cho người trẻ khan hiếm.
-
Giáo dục3 ngày trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục3 ngày trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục3 ngày trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.