- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bỏ danh hiệu Học sinh Tiên tiến: Thay đổi tích cực để teen có thêm động lực cố gắng
Bắt đầu từ năm học 2024 - 2025, danh hiệu Học sinh Tiên tiến sẽ không còn được sử dụng. Hình thức xếp loại Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém cũng được thay đổi. Nhiều ý kiến cho rằng thay đổi này sẽ đem lại nhiều tác động tích cực đến cả tâm lý và động lực học tập của teen.
Theo Bộ GD&ĐT, từ năm học này, đối với môn học đánh giá bằng nhận xét sẽ có 2 mức: Đạt, Chưa đạt; những môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số sẽ được đánh giá theo một trong bốn mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt. Không chỉ thay đổi ở việc xếp loại học lực mà danh hiệu học tập của học sinh cấp THCS và THPT từ năm học này cũng không còn danh hiệu Học sinh Tiên tiến, chỉ còn hai danh hiệu: Học sinh xuất sắc và Học sinh Giỏi.
Việc bỏ danh hiệu Học sinh Tiên tiến đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía giáo viên, học sinh và phụ huynh. Bạn Lai Thiên Thiên (sinh viên trường Đại học Sư phạm TP.HCM) chia sẻ: "Từ góc độ của người làm giáo dục, quy chế đánh giá, xếp loại mới sẽ giảm thiểu áp lực điểm số cho học sinh và đánh giá toàn diện đến quá trình học tập của các bạn. Việc chủ động thay đổi quy chế giúp hạn chế những áp đặt điểm số hay chạy theo thành tích. Học sinh sẽ có động lực học tập từ kết quả đánh giá quá trình”.
Tuy nhiên, Thiên Thiên cũng lo lắng việc phụ huynh và học sinh vẫn có thể hiểu sai tinh thần của quy chế đánh giá, xếp loại mới. Rất có thể, học sinh vẫn sẽ bị đặt nặng áp lực "chạy theo" thành tích để đạt được mức xếp hạng cao nhất.
Bạn Xuân Như (sinh viên trường Đại học Sư phạm TP.HCM) cho rằng quy chế mới sẽ tạo ra nhiều tác động tích cực: “Về tâm lí, nhiều phụ huynh kỳ vọng con mình phải đạt vị trí tốt nhất nên việc bỏ xếp loại sẽ giúp các em đỡ áp lực trong việc học. Về phương pháp, việc chia ra 2 mức độ Đạt hoặc Chưa đạt sẽ giúp học sinh nhận biết rõ ràng mình đã đạt yêu cầu hay chưa, từ đó xác định được những kế hoạch học tập rõ ràng, cụ thể để đạt được mục tiêu”.
Phương thức đánh giá mới được kỳ vọng sẽ hỗ trợ teen giảm tải áp lực học tập.
Từ phía phụ huynh, cô P.Uyên (Quận 3, TP.HCM) cho biết cô ủng hộ thay đổi tên gọi các mức đánh giá. "Thay vì gọi “giỏi, khá, trung bình, yếu, kém” thì gọi là “tốt, khá, đạt và chưa đạt” lại có tác động tích cực hơn về mặt tâm lý" - cô chia sẻ.
Đánh giá về những thay đổi trên, nhiều giáo viên cho rằng, không chỉ học sinh, mỗi phụ huynh cũng đều cần làm quen với các tiêu chí đánh giá mới. Việc làm quen này không chỉ thay đổi từ cách gọi tên, mà còn thay đổi tư duy nhìn nhận về cách đánh giá. Thay vì chỉ chăm chăm vào mục tiêu cao nhất là "Học sinh Xuất sắc", cần bắt đầu từ các tiêu chí đơn giản nhất là "Đạt" và "Chưa đạt" để cả học sinh và phụ huynh có thời gian thích nghi.
Tiêu chí đánh giá mới cũng là lúc các thầy cô có thể thay đổi cách nhận xét để góp phần giúp teen có thêm động lực học tập.
Theo Hoa Học Trò
-
Giáo dục21 phút trướcSau 2 năm di chuyển sang cơ sở mới xã Trưng Vương (TP Việt Trì), trường THPT Chuyên Hùng Vương Phú Thọ cơ sở cũ chỉ còn lại cảnh đìu hìu, tiêu điều.
-
Giáo dục3 giờ trướcMưa lớn kéo dài, nhiều tuyến phố ngập sâu, các trường ở Đà Nẵng cho học sinh nghỉ học, đồng thời đóng cửa bán đảo Sơn Trà vì sạt lở.
-
Giáo dục7 giờ trướcÔng Hoàng Lê Trường, 40 tuổi, là người trẻ nhất đạt chuẩn giáo sư. Ông Trường là nhà toán học, hiện công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
-
Giáo dục17 giờ trướcCoi đây là công việc nhàn hạ, chỉ cần đến ngồi điểm danh là có tiền, nhiều sinh viên bất chấp bỏ cả học chính của bản thân để đi học hộ.
-
Giáo dục18 giờ trướcBHXH TP Hà Nội khẳng định không yêu cầu phụ huynh, học sinh-sinh viên, người dân cập nhật thông tin thẻ BHYT trên ứng dụng VssID.
-
Giáo dục18 giờ trướcPhụ huynh lớp 8A1, Trường THCS Nguyễn Chí Thanh, TPHCM dự kiến chi 21,6 triệu đồng cho một tiết mục văn nghệ mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Hiệu trưởng nhà trường yêu cầu dừng ngay việc này.
-
Giáo dục23 giờ trướcTừ 2025, Trường Đại học Sư phạm TPHCM sẽ bỏ xét tuyển học bạ - phương thức có điểm chuẩn cao ở các năm trước. Việc xét tuyển vào trường cũng sẽ có nhiều điểm mới.
-
Giáo dục1 ngày trướcBộ GD&ĐT cảnh báo, một số trang mạng xã hội xuất hiện văn bản giả mạo đơn vị thông báo về việc tổ chức giải đạp xe "Ride To Inspire" dành cho học sinh từ 6 đến 15 tuổi.
-
Giáo dục1 ngày trướcBộ GD&ĐT đề xuất năm 2025, các trường đại học (ĐH) công bố điểm chuẩn xét tuyển các phương thức tuyển sinh sớm sau ngày 31/5, nếu thực hiện trước thời điểm này sẽ bị “tuýt còi”.
-
Giáo dục1 ngày trướcLà môn học có vai trò quan trọng với các ngành kỹ thuật, công nghệ, tuy nhiên, nếu không có định hướng giảng dạy, học sinh khó lòng lựa chọn môn Tin học.
-
Giáo dục1 ngày trướcKhi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrong một diễn biến liên quan đến việc cô T., giáo viên trường TH, THCS, THPT Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) bị một đối tượng xăm trổ theo dõi sau khi phản ánh về sai phạm của trường, mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã thông báo kết quả kiểm tra, chỉ ra nhiều sai phạm trong thu chi tài chính và khai thác tài sản tại nhà trường này.
-
Giáo dục1 ngày trướcDù không khá giả, nhiều phụ huynh vẫn chắt bóp chi tiêu, thậm chí vay mượn, dồn khoản tiền lớn cho con học IELTS để xét tuyển đại học bằng chứng chỉ ngoại ngữ.
-
Giáo dục2 ngày trướcTừ 2025, nhiều trường đại học giảm chỉ tiêu tuyển sinh, bỏ hình thức xét học bạ khiến nhiều thí sinh hụt hẫng.