- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chọn trường mầm non cho con và cách phát hiện bạo lực
Hãy tinh ý khi chọn trường cho con và quan tâm đến con để phát hiện con bị bạo hành.
Trong mấy ngày qua, dư luận vô cùng đau xót và bức xúc với hai vụ bạo hành trẻ mầm non xảy ra liên tiếp là vụ học sinh 2 tuổi ở Xuân Mai (Văn Quan, Lạng Sơn) gào khóc, nhặt rác ăn khi bị cô cho đứng ngoài cửa và vụ bé 15 tháng tuổi bị 3 cô giáo trói chân, nhét giẻ vào miệng ở Quảng Bình. Mọi việc dường như bắt đầu "mất kiểm soát" bởi không ai tin trong môi trường giáo dục lại có những cô giáo hành xử phản giáo dục như vậy.
Thế nhưng, xử lý các cô "hổ dữ" lại là việc của các cơ quan chức năng, còn với các ông bố, bà mẹ trẻ, để con mình không rơi vào hoàn cảnh đau thương tương tự thì không còn cách nào khác hãy là người sáng suốt khi tìm trường mầm non để "chọn mặt gửi vàng" và hãy biết cách phát hiện, phòng tránh bạo lực cho con.
Theo tiến sĩ Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ, khi con đã đủ lớn, việc đưa con đi trẻ là vô cùng đáng ngại. Hàng trăm câu hỏi vẩn vơ trong đầu ta mỗi đêm như trường này có hợp với con không? Cô giáo có đánh con không? Cô có biết cho con ăn không? Con chưa biết tự đi vệ sinh, cô giáo có giúp không? Trời lạnh thế này, cô có mặc áo đủ ấm cho con không hay khi toát mồ hôi cô có cởi bớt áo ra cho con không?...
Việc đưa con đến trường là việc không thể không làm, vì vậy để giảm bớt "gánh nặng tâm lý" này, các bậc phụ huynh hãy làm theo từng bước như sau:
Chọn trường cho con
Tìm hiểu cẩn thận và những thứ cha mẹ cần tận mắt nhìn thấy trước khi đưa con vào học chính thức là:
1. Giấy phép hoạt động của trường. Nếu là trường công lập thì khỏi phải lo lắng. Nếu là trường tư thì ở biển hiệu có ghi thêm chữ Phòng Giáo dục quận...
Tuyệt đối không đưa con vào các cơ sở trông giữ trẻ không có biển hiệu hay giấy phép.
Biển hiệu trường phải to đẹp, hoành tráng (những cơ sở tư nhân chui lủi thường không dám làm vì sợ cơ quan chức năng chú ý đến xử lý).
2. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Con ăn ở trường nên phụ huynh khéo léo yêu cầu giấy phép này. Những cơ sở chui thường không được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Bằng cấp của cô giáo. Cha mẹ có thể ngỏ ý: "Em ơi, giờ ở khắp nơi có quá nhiều các cô giáo không có bằng cấp đi dạy con, làm con sợ. Chị biết trường mình không thế nhưng ông bà nội cháu không tin, cho chị mượn bằng của em, photo công chứng cũng được, chị chụp cái ảnh đem về cho ông bà xem được không?".
4. Khuôn viên trường có những cái lợi hoặc hại cho con đập ngay vào mắt là có sạch không? Có phù hợp với trẻ không? Cầu thang có thấp không? Sân trường có rộng, thoáng không? Đồ chơi có an toàn không?
Tuyệt đối trong trường không có cầu trượt hỏng, lỏng lẻo giữa sân mà không ai xử lý. Đặc biệt, trường nào có sân chơi cát thì... gửi ngay không cần suy nghĩ vì chơi cát là việc cực kỳ cần thiết và quan trọng với sự phát triển trí não của trẻ. Trường có sân chơi cát chứng tỏ người đứng đầu trường có hiểu biết sư phạm mầm non tốt.
5. Khuôn viên lớp học phải rộng rãi, bố trí phù hợp và không quá ngăn nắp (vì ngăn nắp quá chứng tỏ các con không được chơi). Nhiều dụng cụ học tập và đang được sử dụng như bút sáp, bút màu cái ngắn cái dài (chứng tỏ các bé dùng nhiều), các tranh vẽ không ngay ngắn lắm (các cô chú trọng dạy con và đưa sản phẩm của con lên tường).
6. Cuối cùng hỏi "nhà thông thái" tốt nhất là con. Trẻ con rất giỏi trong việc nhận ra ai là người tốt với chúng. Nếu tập cho con quen trường lớp rồi, con vui vẻ đi học, không khóc nhưng cứ nhìn thấy cô giáo đó là khóc toáng lên thì nên chuyển lớp ngay.
Phương pháp phát hiện con bị bạo lực
Nếu con đột ngột khóc, hờn, nôn ói... mà không hề ốm đau, mệt mỏi thì ngay lập tức phải đề phòng. Nếu 2, 3 ngày con đi học nhìn thấy ai đó mà khóc thét lên thì phải chuyển trường ngay cho con bởi nhiều khi người giữ trẻ đánh không để lại dấu vết trên cơ thể bé. Bố mẹ phải thật tinh ý.
Khi con về nhà, liên tục hỏi han con về trường lớp. Không đặt câu hỏi kiểu "Hôm nay con học gì?" mà phải nói "Ngày xưa bố/mẹ đi học vui lắm, cô giáo thường cho ăn bánh này, kẹo này, tập hát này...", lập tức trẻ sẽ buôn dưa lê về lớp học nếu trẻ đủ khả năng ngôn ngữ để trả lời.
Quan tâm hỏi han con thật nhiều khi đón con. Hỏi cô xem con ăn gì, chơi gì, vui không? Càng tỏ ra quan tâm con bao nhiêu, người giữ trẻ càng phải để ý và cẩn trọng bấy nhiêu.
Khi con có vết bầm hay có dấu vết gì đó trên người bố mẹ đừng làm toáng lên. Hãy im lặng điều tra. Khi có dấu hiệu rõ hơn thì hãy xử lý.
-
Giáo dục8 giờ trướcSau vụ việc 132 học sinh Trường Mầm non Hoa Sen nghỉ học liên quan đến suất ăn bán trú, hiện tại, hầu hết các em đã đi học đầy đủ trở lại.
-
Giáo dục12 giờ trướcTừ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
-
Giáo dục15 giờ trướcNữ sinh lớp 8 tại Đắk Nông đã vỡ òa hạnh phúc khi nhận được quà kèm thư tay từ Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn sau chương trình phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em".
-
Giáo dục1 ngày trước24 tân sinh viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Macau (Trung Quốc) bị phát hiện làm giả kết quả kỳ thi tốt nghiệp PTTH Hong Kong (HKDSE) để xét tuyển vào trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo cấp chứng chỉ ngoại ngữ đảm bảo công bằng, chống thi thay, thi hộ, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung quy định cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrong buổi học, 2 thầy cô ở Trường THCS Vạn Phong (Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra xô xát. Trường THCS Vạn Phong vừa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các giáo viên.
-
Giáo dục2 ngày trướcHàng chục học viên lớp văn bằng 2 - VB2.13 của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 'chết đứng' khi nhận được thông tin lớp học này không tồn tại.
-
Giáo dục2 ngày trướcTổng cộng 35 trang trong luận án tiến sĩ lịch sử của một trưởng phòng ở Huế đều có đạo văn. Kết luận của Đại học Huế khẳng định tố cáo đúng.
-
Giáo dục2 ngày trướcQuy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.
-
Giáo dục2 ngày trướcSố lượng thí sinh đăng ký thi sau đại học ở Trung Quốc giảm, cho thấy sự suy giảm niềm tin vào giá trị bằng cao học khi thị trường việc làm cho người trẻ khan hiếm.
-
Giáo dục3 ngày trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục3 ngày trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục3 ngày trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục3 ngày trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.