- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Con học đại học, bố mẹ 'méo mặt'
Vừa vào năm học đầu tiên, Chu Thị Xuân, Trường ĐH Y Hà Nội lo lắng cho chặng đường học Y khoa (Bác sĩ đa khoa) dài phía trước. Gia đình thuộc hộ cận nghèo của một xã của huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, thu nhập của bố mẹ Xuân phụ thuộc vào ít ruộng vườn và thời tiết.
Bố mẹ cũng đã cao tuổi, thu nhập bấp bênh, sau khi ra Hà Nội học, Xuân đã kiếm việc làm thêm. Điều em lo lắng là năm tới, sinh viên Y khoa bắt đầu học lâm sàng tại bệnh viện, không có thời gian làm thêm, học phí ngành y ngày càng cao, gia đình và bản thân xoay xở thế nào để có thể học được 6 năm ĐH và các năm học chuyên ngành.
Chưa kịp vui trúng tuyển đại học, sinh viên đã lo tăng học phí. Ảnh: NGHIÊM HUÊ
Đã hết tháng 12, chị Trần Hương Dung ở Ý Yên, Nam Định không giấu tiếng thở dài lo lắng vì sắp đến ngày nộp tiền nhà trọ quý mới. Từ sau dịch COVID-19, các sản phẩm đồ gỗ của xã là đồ thờ, thủ công mĩ nghệ khác không còn đầu ra, các doanh nghiệp, hộ gia đình cũng giảm dần sản xuất, những người lao động chân tay với công việc đánh giấy ráp (dùng loại giấy đặc biệt để chà mặt gỗ phẳng) như chị Dung thất nghiệp.
Trước đây, ngày công của chị là 100.000 đồng. Mỗi tháng trừ các công việc riêng, chị được nhận lương 24-25 ngày công, tương đương 2,4-2,5 triệu đồng. Chồng chị, anh Đinh Xuân Dũng, là thợ mộc nên ngày công cao hơn. Thu nhập của hai vợ chồng có thể coi là tạm ổn ở quê. Nhưng sau đại dịch, anh chị mất việc, con vào ĐH, khó khăn chồng khó khăn.
Anh phải xin làm bảo vệ cho một công ty may trên thị trấn còn chị đi giúp việc trên Hà Nội. Thu nhập của chị chỉ đủ hai mẹ con trang trải ăn ở, đi lại. Một năm hai kì đóng học phí, anh ở quê gửi lên. Học phí 10 tháng học của con chiếm tới 80% lương bảo vệ một năm của anh. Anh chị co kéo cũng vẫn thiếu trước hụt sau vì còn một cháu đang học lớp 10.
Với học phí như hiện nay, các chuyên gia cho rằng, gia đình sống tại Hà Nội là công chức, giáo viên bình thường cũng khó khăn nuôi con học ĐH.
Học phí ĐH đang áp dụng theo Nghị định 81 và Nghị định 97 sửa đổi bổ sung Nghị định 81 về cơ chế thu, quản lí học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Theo nghị định này, mức trần học phí áp dụng cho cơ sở giáo dục ĐH công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên (chưa tự chủ) năm học 2025-2026 sẽ có 7 mức theo 7 nhóm ngành. Trong đó, thấp nhất là 15,2 triệu đồng/năm và cao nhất 31,1 triệu đồng/năm học 10 tháng. Mức thu này tăng thêm 1,7-3,5 triệu đồng/năm học so với năm học 2024-2025 tùy khối ngành.
Theo Tiền phong
-
Giáo dục33 phút trướcTừng là cựu học sinh chuyên Tin, sau bén duyên trở thành thầy giáo tiếng Anh, Phùng Tiến Thành là một trong số ít người Việt đạt điểm IELTS tuyệt đối 9.0.
-
Giáo dục2 giờ trướcQuy định xe đưa đón học sinh, diện tích trường lớp, tham gia giao thông an toàn, kiểm định chất lượng giáo dục... là những chính sách mới hiệu lực từ tháng 1/2025.
-
Giáo dục2 giờ trướcNgười hướng ngoại thường được nhiều nhà tuyển dụng ưu tiên vì họ năng động và giỏi giao tiếp với những người xung quanh.
-
Giáo dục6 giờ trướcNhiều chuyên gia cho rằng, cần quan tâm đến giáo dục thực chất hơn là việc lấy nước mắt học trò qua việc thao túng cảm xúc nhất thời trong những buổi diễn thuyết về kỹ năng sống.
-
Giáo dục9 giờ trướcCác trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM, ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM, ĐH Luật TPHCM và nhiều trường đại học khác công bố phương án tuyển sinh 2025.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể đảm bảo an ninh - an toàn trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, hầu hết các trường học quyết định phân công giáo viên thay phiên túc trực trong khoảng thời gian này.
-
Giáo dục1 ngày trướcTại cuộc họp kiểm điểm, nữ giáo viên ở Vĩnh Long và người nhà đã dùng lời lẽ chỉ trích, bôi xấu giáo viên. Người nhà của nữ giáo viên này còn đánh 4 cô giáo, có người bị chảy máu mũi.
-
Giáo dục2 ngày trướcÔng Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, kỳ thi năm nay, thí sinh được chọn 2 môn để dự bài thi tự chọn do đó việc sắp xếp phòng thi sẽ phức tạp hơn tuy nhiên thí sinh sẽ chỉ dự thi tại một phòng cố định duy nhất trong suốt các buổi thi.
-
Giáo dục2 ngày trướcNgành bán dẫn mang lại cơ hội việc làm lớn trong và ngoài nước hiện nay, mức lương có thể lên đến hơn 300 triệu đồng/năm, được nhiều công ty săn đón.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrúng tuyển 4 ngôi trường danh giá hàng đầu Australia, Trần Ngọc Thảo Nhi dự định theo học chuyên ngành Thương mại tại Đại học Sydney.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrung tâm Nhật ngữ Yuki cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ học sinh, sinh viên Việt Nam trên hành trình chinh phục giấc mơ du học Nhật Bản.
-
Giáo dục2 ngày trướcHoạt động dạy thêm, học thêm trái phép vẫn còn xảy ra ở một số địa phương, dù có nhiều văn bản và quy định được ban hành để chấn chỉnh tình trạng này.
-
Giáo dục2 ngày trướcNhiều tỉnh, thành đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 của học sinh, kéo dài 9 - 17 ngày.
-
Giáo dục2 ngày trướcChàng sĩ quan trẻ quê Thái Nguyên tốt nghiệp loại xuất sắc bậc cử nhân-thạc sĩ tại các trường đại học hàng đầu Nga với điểm tổng kết 4.9 - 4,95/5.