- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chuyên gia tranh cãi về đề xuất miễn học phí cho sinh viên ngành y
Một số ý kiến cho rằng việc miễn học phí cho sinh viên ngành y là cần thiết bởi mức học phí quá cao đang là rào cản khiến nhiều em không thể theo đuổi ngành. Tuy nhiên, cũng không ít người cho rằng đề xuất này không thực tế.
Nhà nước cần hỗ trợ để nâng cao chất lượng đào tạo
Mới đây, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ nghiên cứu hỗ trợ 100% học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên ngành y trong thời gian học tập tại trường giống như với ngành sư phạm. Hiện nay, sinh viên sư phạm đang được Nhà nước hỗ trợ 100% học phí và 3,63 triệu đồng mỗi tháng để chi trả phí sinh hoạt.
Trước đề xuất này, PGS.TS Phạm Văn Mạnh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Hải Phòng, ủng hộ bởi thực tế thi vào ngành y đã khó, thời gian học lại dài, mức học phí cao đã trở thành rào cản đối với nhiều sinh viên muốn theo đuổi ngành y.
“Ngoài việc học kéo dài, sinh viên y còn phải đi thực hành ở bệnh viện vô cùng vất vả. Sau khi ra trường, các em cần tiếp tục thực hành nghề nghiệp 12 tháng, học thêm ít nhất 18 - 24 tháng mới có thể hành nghề. Như vậy, ngành y từ lúc vào trường đến khi có thể hành nghề mất khoảng 8 - 9 năm. Do đó, nhiều em gia đình khó khăn muốn theo đuổi nghề y cũng không thể theo được”, PGS Mạnh nói.
Đồng quan điểm, PGS.TS Lê Thanh Tùng, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định, cho hay ngành y vốn đặc thù, có khối lượng học tập nặng và chi phí đào tạo tốn kém vì phải đầu tư máy móc, thiết bị, mẫu thực hành và chi phí đi lâm sàng tại bệnh viện.
“Nếu tất cả đều dựa vào nguồn thu học phí, người học sẽ không gánh nổi chi phí đào tạo”, PGS Tùng nói.
Ông Tùng cho biết hiện tại trường vẫn đang thực hiện tự chủ ở mức 3 - tự bảo đảm một phần chi thường xuyên. Ngoài học phí sinh viên đóng, nhà trường vẫn nhận được hỗ trợ từ Nhà nước. Song với một số trường tự chủ toàn phần, học phí được xây dựng dựa trên chi phí đào tạo, thậm chí đã lên tới 60 – 80 triệu đồng.
“Rõ ràng, học phí sinh viên bỏ ra để học được nghề này cực kỳ tốn kém. Chưa kể một số lĩnh vực trong ngành y kém hấp dẫn như tâm thân, phong, lao... khiến sinh viên không mấy mặn mà. Nếu không có sự hỗ trợ về học phí, sinh viên sẽ không theo học những ngành này. Càng về sau, ngành y tế sẽ càng thiếu hụt nhân lực trong các lĩnh vực ấy”.
Do đó, PGS.TS Lê Thanh Tùng cho rằng Nhà nước cần phải hỗ trợ để sinh viên y có thể theo được nghề và nâng cao chất lượng đào tạo.
Sinh viên Trường ĐH Y Dược TPHCM (Ảnh: T.Tùng)
Chủ trương không khả thi
Trong khi đó, PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học – Đào tạo Trường ĐH Y Dược TPHCM lại nhìn nhận, dù chủ trương đề xuất miễn học phí rất nhân văn, giúp giảm áp lực cho người học và thu hút nhân tài vào lĩnh vực y khoa, nhưng thực tế lại không khả thi.
Theo ông, hiện nay tất cả các quốc gia đều theo xu hướng đẩy mạnh xã hội hóa, giảm chi phí của Nhà nước. Trong khi đó, ngành y có khối lượng đào tạo lớn nhất nhì hiện nay và chi phí đào tạo khá đắt đỏ. Nếu không có đóng góp từ nguồn lực xã hội sẽ tạo ra áp lực rất lớn cho ngân sách. Trong khi Nhà nước vẫn còn nhiều vai trò khác như chăm lo sức khỏe người dân, chăm lo sự nghiệp học hành, phát triển kinh tế...
Chưa kể theo ông, việc miễn học phí đối với ngành y cũng không công bằng với các ngành nghề khác, chẳng hạn kỹ sư công nghệ thông tin, cơ khí, nông nghiệp... đều thiếu nhân lực và quan trọng cho sự phát triển của xã hội nhưng lại không được miễn học phí.
Mặt khác khi thực hiện miễn học phí, nếu không có chế tài cụ thể, rất khó gắn liền quyền lợi với trách nhiệm của người học, chẳng hạn sinh viên ra trường không làm đúng ngành. “Điều đó vô cùng lãng phí, chi bằng dùng khoản kinh phí ấy để trả cho những nhân viên y tế tích cực hoặc những bác sĩ trẻ để giúp họ có mức thu nhập tốt hơn”, ông nói.
Do đó, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho rằng điều cần làm là nên cấp học bổng cho những sinh viên hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng có năng lực học tập tốt, vượt trội. Mặc dù hiện nay các trường đều có các chính sách học bổng nhưng điều kiện để đạt được cũng không dễ. Do đó, không nhiều sinh viên dám “liều” vì không chắc trong vòng 6 năm luôn duy trì hạng nhất để giành được học bổng.
“Ngoài học bổng, nhà trường có thể cho sinh viên vay vốn để học. Khi cấp học bổng hay cho vay vốn, nhà trường nên đánh giá dựa trên quá trình học tập, thái độ, đạo đức và quyết tâm theo đuổi nghề của người học. Tôi tin rằng, khi giảm bớt gánh nặng kinh tế, các em sẽ yên tâm học tập và cống hiến với nghề”, PGS Dũng nói.
Theo Vietnamnet
-
Giáo dục28 phút trướcHữu Trí, Ngọc Trang, Ngọc Tân là thành viên của gia đình có nhiều thí sinh tham gia chương trình Đường lên đỉnh Olympia nhất.
-
Giáo dục29 phút trướcTheo quy chế thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT vừa ban hành, 3 trường hợp được miễn tất cả các bài thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 2025 trở đi, thí sinh lưu ý.
-
Giáo dục30 phút trướcLà học sinh đầu tiên của trường làng giành giải nhất học sinh giỏi tỉnh Hà Tĩnh môn Địa lý, Phan Công Trường Vũ chọn theo đuổi giấc mơ với nghề giáo.
-
Giáo dục18 giờ trướcNgoài dạy chính khóa, nhiều giáo viên dạy thêm ngoài giờ để tăng thu nhập, vậy những người đảm nhận chức vụ hiệu trưởng, hiệu phó có được phép dạy thêm không?
-
Giáo dục22 giờ trướcQuy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 quy định các trường hợp được miễn thi tất cả các môn và lưu ý thí sinh, nếu có đủ điều kiện miễn thi môn Ngoại ngữ nhưng vẫn muốn dự thi sẽ phải sử dụng kết quả để tính điểm xét tốt nghiệp.
-
Giáo dục22 giờ trướcQuy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có 6 điểm mới so với quy chế cũ. Những điểm mới này được cho là đánh giá toàn diện và giảm áp lực cho thí sinh.
-
Giáo dục22 giờ trướcVới những giáo viên vùng cao, thưởng Tết là điều quá xa vời, hầu như không có trong suy nghĩ của các thầy cô.
-
Giáo dục1 ngày trướcThông tin được đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo của ĐHQGHN về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-TW về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
-
Giáo dục1 ngày trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình vừa yêu cầu hủy quyết định kỉ luật khiển trách đối với ông Trương Đình Lễ, Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Thọ sau khi lập đoàn xác minh giải quyết khiếu nại.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐề thi học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận về chủ đề: “Lắng nghe sự thinh lặng”. Giáo viên dạy Ngữ văn cho rằng, đây là khái niệm trừu tượng, thách thức không nhỏ đối với thí sinh.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT có thêm chính sách miễn thi môn Ngữ văn, bên cạnh môn Ngoại ngữ như các năm trước.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrường đại học cho rằng việc đình chỉ một giáo sư vì cáo buộc gửi những bức ảnh riêng tư tới sinh viên là phù hợp với chính sách không khoan nhượng cho hành vi sai trái tại trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcTheo quy định, giáo viên dạy thêm được tính tiền lương không quá 12 giờ/ngày, vậy giáo viên được phép dạy tối đa bao nhiêu giờ mỗi tháng?
-
Giáo dục1 ngày trướcDù ngày nắng hay mưa, thậm chí lúc đường ngập, tôi luôn dừng xe cách cổng trường 150-200m để con tự đi bộ vào. Ban đầu lý do chỉ vì cháu không muốn bạn bè biết gia đình mình có điều kiện, về sau, việc này giúp tôi nhận ra nhiều điều giá trị hơn.