- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
4 cách tắm đúng không lo đột tử
Vào mùa đông hay mùa hè, việc tắm đúng cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa các biến cố tim mạch.
Sự thật tắm khuya gây đột quỵ
Mới đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) tiếp nhận 2 bệnh nhân trẻ vào cấp cứu do đột quỵ xảy ra thời điểm khuya, trời lạnh. Hai người này đều không có bệnh lý mạn tính, tai biến xảy ra sau khi tiếp xúc với lạnh đột ngột, để lại di chứng nặng nề và đe dọa tính mạng.
Phó giáo sư Nguyễn Huy Thắng - Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam cho biết, các khoa, trung tâm cấp cứu đột quỵ đều ghi nhận nhiều trường hợp đột quỵ sau tắm nhưng cũng có trường hợp mới chỉ chuẩn bị tắm, chưa xối nước đã gặp nạn.
Theo bác sĩ Thắng, hiện nay chưa chứng minh được mối liên quan nhân - quả giữa chuyện đang tắm đêm và đột quỵ. Những hành động đó được xem là yếu tố thúc đẩy đột quỵ trên người có bệnh nền. Nhiều trường hợp không biết mình có bệnh do không kiểm tra sức khỏe định kỳ. Việc tắm đêm không trực tiếp gây ra đột quỵ nhưng là yếu tố xúc tác gián tiếp.
Hiện nay, 90% bệnh nhân đột quỵ có nguyên nhân tiềm ẩn. Áp lực cuộc sống, chế độ ăn uống không khoa học, thiếu vận động và lạm dụng chất kích thích khiến tỷ lệ người dưới 45 tuổi bị đột quỵ gia tăng. Trong đó, đa số bệnh nhân không biết mình mắc các bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường.
Ảnh minh họa: NT
Bác sĩ Thắng cho rằng người trẻ nên xác định được mình có mắc các bệnh mạn tính hay không để có biện pháp phòng trừ trước.
Cách tắm đúng
Tiến sĩ Bùi Long - Phó giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội) cũng cho rằng tắm không đúng cách sẽ thúc đẩy tiến triển bệnh tim mạch ở người có nguy cơ. Các chuyên gia đều cảnh báo, nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim cấp xảy ra trong phòng tắm cao hơn bất kỳ nơi nào khác, đặc biệt vào mùa đông lạnh.
Vì vậy, bác sĩ Long khuyến cáo cộng đồng đặc biệt người tăng huyết áp, cao tuổi nên lưu ý:
1. Tiếp xúc với nước
Khi tắm, mọi người có thói quen xả vòi hoa sen ướt từ đầu tới chân nhưng điều này rất nguy hiểm. Nước xả trực tiếp vào đầu khiến máu lên não bị đẩy nhanh, nguy cơ ảnh hưởng tới mao mạch, động mạch, dễ gây tai biến mạch máu não hoặc nhồi máu cơ tim.
Cách tắm đúng nhất là cho nước tiếp xúc với vùng ngoại vi trước. Bạn nên làm ướt cơ thể từ chân trước và tắm từ dưới lên, gội đầu sau cùng.
2. Tần suất tắm
Mùa đông, bạn không nên tắm hằng ngày khi nhiệt độ xuống thấp. Việc tắm quá nhiều làm sức đề kháng da yếu đi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dễ nhiễm trùng.
Tắm nhiều lần làm cơ thể nhiễm lạnh, mạch máu co lại, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Bạn có thể tắm 2 ngày/lần. Người già có thể tắm 3-4 lần/ngày. Tốt nhất nên tắm lúc 13-14h, khi nhiệt độ trong ngày cao nhất, không tắm vào sáng sớm và tối khuya, mỗi lần chỉ nên kéo dài 5-7 phút. Bạn không nên tắm quá lâu vì có thể ảnh hưởng tới tuần hoàn máu do chênh lệch nhiệt độ.
3. Không nên tắm nước quá nóng hoặc lạnh
Tắm nước quá nóng kích thích hệ thần kinh gây giãn mạch dẫn tới tụt huyết áp. Mạch máu trên da giãn nở hết cỡ gây thiếu oxy khiến bạn chóng mặt hoặc ngất xỉu. Còn tắm nước quá lạnh gây chênh lệch nhiệt độ, co mạch có thể dẫn tới tắc mạch máu.
4. Nên tắm trong phòng kín gió
Phòng tắm cần kín gió, có thể thêm đèn sưởi. Tắm xong, bạn lau khô người mặc thật ấm trước khi ra ngoài, tránh chênh lệch nhiệt độ.
Theo VietNamNet
-
Sức khỏe9 giờ trướcCậu bé bị chó cắn gây nhiều vết thương khắp cơ thể nhưng chủ vật nuôi trốn tránh trách nhiệm của mình.
-
Sức khỏe15 giờ trướcChất chống oxy hóa rất quan trọng với sức khỏe và tuổi thọ, vì vậy chế độ ăn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa luôn được mọi người quan tâm.
-
Sức khỏe17 giờ trướcKhoảng thứ Bảy (28/12), ô nhiễm không khí ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc sẽ được cải thiện do không khí lạnh tràn về. Tuy nhiên, ngay sau đó, khoảng 30/12, Hà Nội và miền Bắc ô nhiễm không khí sẽ trở lại.
-
Sức khỏe20 giờ trướcCây đinh lăng được biết đến là loại cây nhiều tác dụng với sức khoẻ đặc biệt là bộ phận rễ, vậy rễ đinh lăng có tác dụng gì?
-
Sức khỏe22 giờ trướcChân gà không chỉ là món ăn ngon miệng còn giúp bạn bồi bổ cơ thể, tốt cho xương khớp, chống lão hóa, giảm cân nhờ thành phần collagen dồi dào.
-
Sức khỏe22 giờ trướcMột giờ sau khi vào viện, người đàn ông trong vụ ngộ độc tại Long Biên (Hà Nội) bất ngờ rơi vào tình trạng vật vã, tím tái toàn thân, thở nhanh, rối loạn sóng điện tâm đồ rồi suy tuần hoàn, hôn mê.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChuối là loại quả tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người nên hạn chế ăn chuối chín.
-
Sức khỏe1 ngày trướcVô tình vặn tay ga gây va chạm với xe máy khác khiến trẻ 3 tuổi bị ngã dẫn đến chấn thương sọ não phải nhập viện.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau khi được phân tích giúp hiểu rõ vấn đề, ông Huy thấy mất niềm tin với 'ma trận' tư vấn của các bác sĩ trên mạng xã hội.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCó nên loại bỏ mỡ lợn ra khỏi thực đơn hàng ngày hay không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, cùng tìm câu trả lời ngay dưới đây.
-
Sức khỏe1 ngày trướcUống cà phê buổi sáng để khởi động một ngày làm việc hiệu quả, là thói quen của nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết những lợi ích cụ thể mà cà phê đem lại.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTáo đỏ là thực phẩm tốt cho sức khoẻ được nhiều người yêu thích, nhưng những trường hợp dưới đây nên hạn chế ăn táo đỏ kẻo gây hại cho sức khoẻ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrong vòng 3 năm, đã 2 lần Thiên An bị chẩn đoán mắc ung thư. Khối u lớn dần, choán lấy trái tim, bóp nghẹt ước mơ của cô bé 7 tuổi.
-
Sức khỏe1 ngày trướcThịt nướng là món không nên ăn thường xuyên do một số nguy cơ với sức khỏe bao gồm cả ung thư.