Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10 công lập: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội, năm học 2024-2025 dự kiến gần 135.000 học sinh lớp 9 tốt nghiệp, tăng hơn 5.000 học sinh so với năm học 2023-2024.

Trong số các học sinh tốt nghiệp THCS, tỷ lệ chỉ tiêu đỗ vào lớp 10 các trường công lập năm nay khoảng 60%. Còn lại, các em phải lựa chọn theo học tại các trường THPT tư thục, trung tâm GDNN-GDTX, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường cao đẳng.

Như vậy, kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tới đây tại Hà Nội, dự kiến khoảng 81.000 em đỗ vào các trường công lập. 54.000 em còn lại không sở hữu "tấm vé" vào công lập sẽ phải theo học trường tư hoặc trường nghề.

Có thể thấy, cuộc đua vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội năm nay sẽ không "hạ nhiệt" khi chỉ tiêu các trường tăng nhưng chỉ tăng tại các trường ngoại thành, những trường top không tăng, thậm chí còn giảm.

thi lop 10.jpgCuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải 'đi nhẹ, nói khẽ'

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm nay được đánh giá là căng thẳng. Ảnh minh họa.

Nhiều ngày nay, chị Hương Trà (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) thấp thỏm như "ngồi trên lửa" sau khi Sở GD-ĐT Hà Nội công bố chỉ tiêu lớp 10 của từng trường. 

“Thi đại học không đỗ trường này, các con có thể vào trường khác. Nhưng không vào được lớp 10, con biết học ở đâu? Mọi người nói có nhiều lựa chọn nhưng chúng tôi không dám nghĩ đến phương án con học trường tư. Bởi lẽ, cả hai vợ chồng đều làm công nhân, tiền đâu cho con theo học?

Phương án đi học nghề cũng không khả thi vì đến thời điểm hiện tại, con chưa biết mình thích hợp với nghề gì nên chưa xác định được lối đi cụ thể ngoài việc học phổ thông và vào trường công lập''.

Chị Hương Trà và con phải cân nhắc, tham khảo khắp nơi mới dám lựa chọn chọn nguyện vọng. "Dù chúng tôi tham khảo nhiều nhưng cũng có rất nhiều rủi ro. Trường cao, con sợ trượt còn những trường điểm thấp thì xa nhà. Ai cũng khuyên nên chọn trường vừa sức nhưng thật ra, trước cuộc thi đầy căng thẳng này, không ai biết thế nào là vừa sức”, chị Trà cho hay. 

Cũng có con thi vào lớp 10 công lập năm nay, chị Thúy Liễu (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đầu tư cho con đi học thêm nhiều nơi với tiêu chí “đánh nhầm còn hơn bỏ sót”. Cố gắng “chạy” theo con nhưng lại có tuổi nên thời gian này, chị Liễu thường xuyên rơi vào cảnh mất ngủ, đau đầu với tâm lý thấp thỏm nếu không may con trượt sẽ không biết phải làm sao.

“Những ngày này, khi con đang tập trung ôn thi, dù chồng thích nghe nhạc nhưng tôi không cho phép mở to. Cả gia đình cũng không được ồn ào, lớn tiếng khi con ở nhà, chẳng cần biết con đang học hay đang chơi, miễn là không được làm ảnh hưởng tới tâm lý và việc học của con”, chị Liễu nói.

Vợ chồng chị đã vài lần to tiếng vì cứ thấy chồng đi làm về là chị lại nhắc nhở anh phải “đi nhẹ, nói khẽ” cho con còn học.

Những ngày căng thẳng này, trong nhà chị Liễu cũng chỉ còn tiếng bước chân nhẹ nhàng của các thành viên và tiếng cậu con trai lớp 9 thi thoảng cười phá lên khi hoàn thành bài tập. Ngay cả bé út, 4 tuổi cũng được chị Liễu cũng gửi sang nhà bà ngoại một thời gian để có không gian yên tĩnh khi con cả ôn thi.

“Việc ăn uống, tôi cũng rất cẩn thận làm những món vừa nhiều chất, vừa đảm bảo dễ tiêu hóa, giúp con có thêm năng lượng. Cũng có những lúc cáu lắm mà vẫn phải cố nhịn khi lạch cạch nấu nướng cả ngày cuối tuần mà tới lúc bê lên phòng, con lại chê không ăn”, chị Liễu kể.

Hôm trước, cả nhà chị Liễu được phen hú vía khi cậu con trai lớp 9 đi học về với gương mặt "không khác gì bánh đa ngâm nước”. Con tự giam mình trong phòng, hỏi gì cũng không nói. Chị Liễu tá hỏa gọi điện hỏi bạn thân của con trai và được biết nguyên nhân là do điểm thi thử của cậu không như kỳ vọng. 

Chia sẻ về những áp lực trước kỳ thi tuyển sinh lớp 10, cô giáo Lương Thu Thủy - giáo viên trường THCS Trưng Vương (Hà Nội), cũng cho rằng, lo lắng, căng thẳng là tình hình chung của các sĩ tử và phụ huynh khối 9 năm nay.

“Hơn ai hết, chính phụ huynh phải là người bình ổn cảm xúc, các con mới bớt áp lực. Cha mẹ đừng đặt kỳ vọng quá lớn lên đôi vai của con, vô tình sẽ làm con mệt mỏi. Phụ huynh hãy quan tâm bằng những hành động nhỏ như pha cho con một cốc nước mát, dành cho con cái ôm hay ngồi lắng nghe con chia sẻ cảm xúc… Điều này không chỉ giúp con giảm bớt áp lực, còn giúp con có những suy nghĩ tích cực hơn".

Cũng theo cô Thủy, nếu thấy con mệt mỏi, bố mẹ hãy khuyên con nghỉ ngơi, thư giãn để tái tạo năng lượng, đôi khi cùng con chạy bộ hay cùng con đạp xe cũng khiến con cảm thấy thoải mái hơn. "Phụ huynh cũng lưu ý dành thời gian quan tâm nếu con mất ngủ, nóng giận vô cớ... Lúc này, chúng ta cần chủ động nói chuyện và chia sẻ với con”, cô Thủy nói thêm.

 Theo VietNamNet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/cuoc-dua-khoc-liet-vao-lop-10-con-on-thi-ca-nha-phai-di-nhe-noi-khe-2274256.html?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTAAAR1aoK_0wbVUzIdM5X6MQyu1fUK1zm6-tqCMlpeuUM1HjrOHgWk13CD8XZQ_aem_AasPQrtM7GyCr_Ucsl1jlldbl_1X9WIGdah2kLp_ZPUdhfZs935nJMYpnWTsN1R_1LtMhwuE0UAvzLjjlgPBSBPl

thi vào lớp 10


  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.
  • Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Cư dân mạng đua nhau chia sẻ những clip quà độc đáo dịp 20/11 khiến họ vừa bật cười vừa xúc động, như củ gừng, vài chú cua đựng trong chai nhựa, chai nước mắm...
Hà Nội: Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhồi máu cơ tim vì lý do bất ngờ
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.