Giáo viên ''trả đũa'' phụ huynh bằng cách giao bài tập về nhà khó

Ngày nay, bài tập về nhà không chỉ là gánh nặng với con trẻ mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng đau đầu, nát óc.

Ngày nay, bài tập về nhà không chỉ là gánh nặng với con trẻ mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng đau đầu, nát óc.

"Ung đầu" với bài tập về nhà của con

Chị Phương Thảo (Vĩnh Hồ, Hà Nội) cho chia sẻ: "Vấn đề bài tập về nhà của con luôn là chủ đề được bàn tán nhiều nhất của chị em ở công ty tôi. Cứ mỗi giờ giải lao, là các bà mẹ lại lôi bài vở của con ra xôn xao bàn tán."

Chị Thảo cho biết: "Tôi cũng có con học lớp 2 nên chẳng khi nào vắng mặt trong những cuộc tranh luận ấy cả. Mới đây thôi, thằng con tôi lôi về một bài toán như thế này, khiến tôi cũng phải bó tay: "Cho 7 con số 5, dùng các phép tính +,-,x,: là sao để ra kết quả là 580”.

Theo tôi thấy, với trình độ học sinh lớp hai, đây thực sự là một bài toán quá phức tạp.

Chưa hết đau đầu vì bài toán của thằng con tôi chị Hoa bên cạnh lại lôi ra 2 bài toán của cậu con trai lớp 5 khiến mọi người phát hoảng: “Giảm 20% thì được một số A. Hỏi phải tăng số A bao nhiêu % để được số ban đầu”.

“Có 6 bạn thi giải toán, mỗi người phải làm 5 bài. Mỗi bài đúng được 3 điểm, mỗi bài sai hoặc không làm được đều bị trừ 1 điểm. Nếu số điểm bị trừ nhiều hơn số điểm đạt được thì bài đó bị coi là 0 điểm. Có thể chắc chắn ít nhất 2 bạn có số điểm bằng nhau được không? Tại sao?”…"

Giao vien ''tra dua'' phu huynh bang cach giao bai tap ve nha kho

Anh Phạm Thanh (Ba Đình, Hà Nội) thì kể về một đề toán lớp 2 làm cả nhà “ung thủ”: Em hãy cho biết 2 số tự nhiên liền nhau mà tổng của hai số đó = 8".

“Chẳng biết giải kiểu gì. Ngồi liệt kê ra từng số như 8 = 0 + 8 = 1 + 7 = 2 + 6 = 3+ 5 = 4 + 4 thì rốt cuộc không ra hai số nào như yêu cầu của đề bài. Mà không ra đáp án lại lo là mình sai, chứ không phải đề sai” – anh Thanh than thở.

Chị Minh Châu (Thái Hà, Hà Nội) có con học lớp 4 cũng nhận được phiếu bài tập với đề bài: “Cho dãy số 1,2,4,7... hỏi số hạng thứ 46 là số nào?”

Giao bài khó để đối phó với phụ huynh

Chia sẻ về vấn đề này chị Nguyễn Thanh Hà, giáo viên một trường tiểu học ở Hà Nội chia sẻ: "Vấn đề giao bài tập khó về nhà cho học sinh ở trường tôi là có nhưng không phải là nhiều. Khi đi dạy, chúng tôi cũng làm theo chỉ đạo của nhà trường là ngoài những bài tập cơ bản trong sách, giáo viên cũng nên cho thêm một vài bài tập ở mức độ khó để thử sức học sinh.

Theo tôi nghĩ đây cũng là cơ hội để học sinh phát triển tư duy và nâng cao khả năng của mình. Các ông bố, bà mẹ cũng không nên quá sốt sắng nếu con chưa tìm được lời giải. Bởi chúng tôi sẽ có trách nhiệm giúp giảng giải và hướng dẫn các con."

Chị M.L (giáo viên một trường tiểu học ở Ba Vì, Hà Nội) cũng không ngần ngại trải lòng về vấn đề này: "Là giáo viên dạy tiểu học nhiều năm, tôi cũng không có ý định giao những bài tập quá khó, đánh đố học sinh.

Nhưng một năm gần đây, có một vấn đề khiến tôi thực sự đau đầu. Một vài phụ huynh cứ liên tục gọi điện đến phản ánh về cách giải bài tập của tôi. Họ nói là tỏ ra rất bức xúc khi những bài tập tôi giao về nhà cho con họ đều giúp con tìm ra kết quả đúng nhưng sao lên lớp cô giáo vẫn gạch đi. Họ còn cho rằng cách giải quyết của tôi chưa phải là sáng suốt nhất, rồi còn nói tôi phải làm theo hướng này hướng kia.

Tôi đã giải thích rất kĩ càng với họ là không phải tôi gạch bài của trẻ vì kết quả sai mà là do cách làm sai. Một đứa trẻ lớp 2 không thể giải toán theo cách của một học sinh lớp 12. Nhưng dù nói thế nào họ vẫn chưa hiểu ra vấn đề và vẫn liên tục phản pháo.

Chuyện này khiến tôi cũng thấy áp lực và bức xúc lắm. Từ sau đó, tôi giao những bài tập thật khó mà các bậc phụ huynh không thể tìm ra cách giải được để họ đỡ thế nọ thế kia. Còn lại, hôm sau tôi sẽ hướng dẫn các con cách làm. Và đúng như suy nghĩ, mấy bà mẹ kia sau đó đã im hơi lặng tiếng luôn."

Theo PNO


bài tập về nhà


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.