Giúp đỡ con cái trong việc làm bài tập về nhà có thể gây hại

Những bậc cha mẹ có thói quen giúp đỡ con hoàn thành bài tập về nhà một cách thái quá có thể gây hại cho những đứa trẻ.

Một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Công nghệ Queensland, Australia mới đây công bố một nghiên cứu chỉ ra rằng: những bậc cha mẹ có thói quen giúp đỡ con hoàn thành bài tập về nhà một cách thái quá có thể gây hại cho những đứa trẻ.

Cụ thể, khả năng tự học của những đứa trẻ sẽ bị suy giảm. Chúng không tìm được động lực để hoàn thành bài ở trường, khi không có sự giúp đỡ. Nếu điều này tiếp diễn đến bậc đại học, những đứa trẻ có thể bị trầm cảm và giảm sự hài lòng với cuộc sống.

Giúp đỡ con cái trong việc làm bài tập về nhà có thể gây hại

Sự quan tâm của cha mẹ trong việc đảm bảo con cái họ hoàn thành bài tập về nhà, đặc biệt đối với bậc trung học, sẽ ảnh hưởng đến khả năng chịu trách nhiệm của trẻ với bài tập về nhà”, tiến sĩ Judith Locke, một nhà tâm lý học trong nhóm nghiên cứu cho biết. “Trớ trêu thay, mục đích bồi dưỡng thành tích học tập này lại có thể phá hoại sự phát triển tính độc lập và nổi trội ở con cái họ”.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa phát hành một bảng câu hỏi trực tuyến. Họ nhận được phản hồi từ 866 bậc phụ huynh đến từ 3 trường học nội thành của Australia. Khảo sát này nhằm điều tra những niềm tin của các bậc phụ huynh với việc hoàn thành bài của con cái. Đồng thời, nó cũng khảo sát những ý định của họ trong việc can thiệp vào việc làm bài tập, cùng thái độ của những đứa trẻ.

Một thang điểm gọi tắt là LPS được thiết lập. Những bậc cha mẹ có điểm LPS cao, họ có xu hướng tự gán một phần lớn trách nhiệm hoàn thành bài tập của con cái cho chính mình. Không chỉ có vậy, những bậc cha mẹ này còn đẩy một phần trách nhiệm cho giáo viên. Điều này làm trẻ thấy mất dần trách nhiệm trong việc làm bài cả ở lớp lẫn ở nhà.

Các vị phụ huynh này dường như không chỉ tự giúp con cái mình, họ còn mong đợi giáo viên cùng vào cuộc. Điều này xảy ra đặc biệt phổ biến ở trường trung học, trong những năm học quan trọng”, Locke cho biết. “Trong khi đó, hỗ trợ của cha mẹ trong bài tập của trẻ nên giảm dần theo độ tuổi chúng lớn lên. Sự có mặt của cha mẹ quá nhiều trong việc làm bài của trẻ vị thành niên là điều không phù hợp”.

[​IMG]
Sinh viên đại học tăng trầm cảm nếu cha mẹ tiếp tục can thiệp vào ciệc làm bài tập

Nghiên cứu của Locke cùng đồng nghiệp được công bố trên tạp chí Journal of Psychologists and Coun sellors in Schools.Trong đó, trích dẫn một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy sự hỗ trợ thái quá của cha mẹ đến bậc đại học sẽ khiến con cái họ gặp rất nhiều vấn đề tại hại.

Khi cha mẹ can thiệp vào việc làm bài tập của con hay gây sức ép, có bằng chứng cho thấy những sinh viên đại học này sẽ tách dần ra với môi trường giáo dục. Họ tăng trầm cảm và giảm sự hài lòng với cuộc sống”, Locke cho biết.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng thừa nhận họ cần thu thập thêm nhiều bằng chứng hơn cho câu trả lời tương tự ở những đứa trẻ trong trường phổ thông. Mặc dù vậy, đây cũng là một lời cảnh báo đến các bậc cha mẹ đang gây ảnh hưởng thái quá lên việc làm bài về nhà của con cái.

Giúp đỡ của cha mẹ có thể được xây dựng tốt hơn bằng cách thể hiện sự quan tâm hoặc huấn luyện con cái họ tự hoàn thành bài tập”, Locke cho biết. “Những hỗ trợ gây hại bao gồm nói ngay đáp án cho đứa trẻ hoặc tiếp quản hoàn toàn bài tập sau khi con cái họ hoàn thành nhiệm vụ ở trường”.

Theo Trí Thức Trẻ



Bộ xương khủng long dài bằng 2 xe buýt được bán đấu giá hơn 6 triệu USD
Một bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.