Hà Nội: Tuyển sinh đầu cấp mầm non vẫn tiếp tục “nóng”

Ưu tiên nhận trẻ5 tuổi vào học đồng nghĩa chỉ tiêu dành cho các lớp dưới sẽ hạn chế hơn. Bêncạnh đó, hệ thống trường mầm non công lập ở Hà Nội vẫn chưa thể đáp ứng đượcvới nhu cầu thực tế nên dẫn đến tình trạng “đúng tuyến” nhưng không…còn chỗ.

Ưu tiên nhận trẻ5 tuổi vào học đồng nghĩa chỉ tiêu dành cho các lớp dưới sẽ hạn chế hơn. Bêncạnh đó, hệ thống trường mầm non công lập ở Hà Nội vẫn chưa thể đáp ứng đượcvới nhu cầu thực tế nên dẫn đến tình trạng “đúng tuyến” nhưng không…còn chỗ.

Việc tuyển sinh đầu cấpđối với lớp 1 và 6 là cứ đến độ tuổi và đúng tuyến thì HS được quyền vàohọc một trường công trên địa bàn của mình. Trách nhiệm của UBND các quậnhuyện phải lên kế hoạch để đảm bảo chỗ học cho các đối tượng này.

Tuy nhiên đối với bậc mầmnon (MN) thì hoàn toàn khác. Do công tác phổ cập mới chỉ dành cho trẻ 5tuổi nên mọi ưu tiên đều được dành cho đối tượng này, kế tiếp sau lớp 4tuổi (tiền đề cho lớp 5 tuổi - PV). Nhóm tuổi thấp hơn sẽ được cân nhắcdựa trên khả năng tiếp nhận thực tế của từng trường.

Với việc hệ thống trườngMN công lập của Hà Nội vẫn chưa đáp ứng được sự mong mỏi của người dâncả về số lượng lẫn chất lượng nên hàng năm ở những phường đông dân cưthì công tác tuyển sinh vào bậc học này luôn “nóng bỏng”.

Hà Nội: Tuyển sinh đầu cấp mầm non vẫn tiếp tục “nóng”

Sức nóng trong việc tuyển sinh bậc mầm non ở Hà Nội vẫn chưa thể giảm nhiệt.

Áp lực tuyển sinh

Năm 2011, Trường MN CátLinh (Q. Đống Đa, Hà Nội) chỉ mở hai lớp mẫu giáo 5 tuổi. Tuy nhiên nămnay do số trẻ 4 tuổi chuyển tiếp lên đông hơn nên trường sẽ phải mở ra 3lớp. Ngoài ra, có thể trường sẽ phải tiếp nhận không ít trẻ thuộc diệnphổ cập đúng tuyến học từ các nơi khác trở về. Ưu tiên trẻ 5 tuổi đồngnghĩa chỉ tiêu dành cho trẻ ở những độ tuổi dưới phổ cập sẽ hạn hẹp đitrong khi nhu cầu thực tế ở địa bàn lại rất lớn.

Cô Nguyễn Khánh Hương -Hiệu trưởng nhà trường tâm sự: “Cơ sở vật chất chỉ có vậy nên nhà trườngkhông thể mở thêm lớp. Nhu cầu thì quá lớn nhưng khả năng tiếp nhận thìlại có hạn. Chính vì thế cứ đến mùa tuyển sinh lúc nào Ban giám hiệucũng “căng như dây đàn”. Trong những ngày này điện thoại thì không dámnghe, còn về nhà thì phải lấy cớ để tránh sự nhờ vả của người thânquen…”.

Cũng theo cô Hương, ngay như những GVtrong trường có con đến độ tuổi học MN đăng ký cũng phải xem xét rấtthận trọng bởi nếu làm không khéo dễ tạo ra những hiệu ứng khônghay.

Trường MN Thành CôngA (P. Thành Công, Q. Ba Đình) từng là tâm điểm của năm 2011 khi mà hàngtrăm phụ huynh (PH) phải thức trắng đêm để xếp hàng lập danh sách xinhọc cho con.

Năm nay, với việc TrườngMN Họa Mi (phường Thành Công có hai trường mầm non - PV) đã hoàn thànhviệc nâng cấp, sửa chữa nên chắc chắn “sức ép” sẽ phần nào giảm bớt vớiTrường MN Thành Công A. Tuy nhiên khi đề cập đến công tác tuyển sinh,Ban giám hiệu nhà trường vẫn thấp thỏm trong âu lo.

Cô Chử Kim Oanh - Hiệutrưởng Trường MN Thành Công A cho hay, thời điểm này nhà trường đang tậptrung vào công tác cuối năm học nên chưa bàn đến công tác tuyển sinh.Tuy nhiên chủ trường của nhà trường là sẽ thực hiện nghiêm túc theo chỉđạo của cấp trên (Phòng GD-ĐT và UBND quận Ba Đình - PV). Hiện nhàtrường cũng chưa nghĩ được giải pháp nào hiệu quả để giải quyết bài toán“cầu vượt quá nhiều lần so với cung”.

Theo tìm hiểu của chúngtôi, phường Thành Công là một trong hai khu đông dân cư nhất của quận BaĐình nên nhu cầu đi học của trẻ MN ở khu vực năm nào rất lớn trong khichỉ tiêu của hai trường MN là hạn chế. Chính vì thế chắc chắn “sức nóng”sẽ khó có phần giảm bớt.

Chia sẻ vớiPV, ông Nguyễn Đắc Hùng -Trưởng phòng GD-ĐT Q. Ba Đình tiết lộ: “Sớm nhất phải cuối tháng 5 thìQuận mới có phương án tuyển sinh cụ thể. Hiện tại các phường đang làmcông tác báo cáo lên. Sau khi có thống kê đầy đủ thì UBND Quận sẽ họpvới ban ngành liên quan để đưa ra giải pháp thích hợp. Chắc chắn sẽkhông còn có chuyện phải xếp hàng qua đêm để cho xin cho con vào học MNnữa”.

Bốc thăm: Giải pháp tốt nhưng…

Trao đổi vớiBáo, ông Nguyễn Hiệp Thống -Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: “Công tác tuyển sinh đầu cấp đốivới bậc MN là nhiệm vụ của UBND các quận, huyện và thị xã. Các đơn vịnày phải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyển sinh đảm bảo theo đúngtinh thần hướng dẫn của Sở”.

Cũng theo ông Thống, việccó tổ chức bốc thăm hay không hoàn toàn do UBND các quận, huyện và nhàtrường cân nhắc. Tuy nhiên, trong thời điểm thiếu trường học thì phươngán bốc thăm là cách đảm bảo công bằng và tránh tình trạng phụ huynh xếphàng thâu đêm.

Trên thực tế, việc tổchức bốc thăm đã được một số quận, huyện của Hà Nội thực hiện từ vài nămnay. Nhìn chung là có tín hiệu rất tốt nhưng mới chỉ dừng lại ở phạm vị“cầu vượt cung” ở mức độ vừa phải. Còn đối với phường mà mức độ chênhlệch nhau đến cả chục lần thì hoàn toàn không đơn giản.

“Chúng tôi từng tiến hànhtổ chức bốc thăm và thấy hiệu quả. Phụ huynh hài lòng và không quá căngthẳng. Tuy nhiên với những trường mà nhu cầu lớn hơn rất nhiều so vớichỉ tiêu thì tôi cũng chưa biết là sẽ xử lý như thế nào” - Hiệu trưởngTrường MN Cát Linh thẳng thắn nhìn nhận.

Ông Nguyễn Thế Đại -nguyên trưởng Phòng GD-ĐT Q. Ba Đình từng chia sẻ với PV: Trong khi chỉ tiêu thì cóhạn mà nhu cầu lại rất cao, mà các nhu cầu này đều chính đáng bởi họ cóđầy đủ giấy tờ hợp lệ nên nếu nhà trường đứng ra chắc chắn sẽ khó tránhkhỏi bức xúc của phụ huynh. Chính vì thế việc để các bậc phụ huynh tựgiải quyết với nhau cũng là một giải pháp tốt.

Đó mới chỉ là bề mặt nổi,còn thực tế nhiều trường chưa dám mạnh dạn tổ chức bốc thăm một phần làdo vẫn còn tồn tại những suất ngoại giao, hay các suất tạo điều kiện chocon em giáo viên của trường để họ yên tâm công tác…

Trong khi đó, ở Hà Nội việc tuyển sinhphải đảm bảo “3 công khai” chính vì thế chỉ tiêu vào từng lớp ứngvới mỗi độ tuổi đều được niêm yết rõ ràng. Khi tiến hành bốc thămvới sự giám sát của phụ huynh thì nhà trường không thể can thiệp đểgiải quyết các suất “ngoại giao”. Nếu điều này xảy ra thì rõ ràngcác trường lại bị rơi vào thế bí!
 
Theo Dân trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.