- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Không chờ điểm thi lớp 10, nhiều gia đình rốt ráo tìm phương án dự phòng cho con
Lo sợ con tuột mất tấm vé vào lớp 10 công lập, nhiều phụ huynh Hà Nội rốt ráo đi tìm các phương án dự phòng dù điểm chuẩn chưa được công bố.
Đạt học lực khá giỏi bốn năm liên tiếp, cùng nỗ lực không ngừng của con suốt thời gian ôn luyện, vợ chồng anh Phạm Văn Thọ (Hoàng Mai, Hà Nội) đặt hết niềm tin vào cậu con trai út, khi chỉ đăng ký nguyện vọng vào trường THPT Trương Định và THPT Việt Nam - Ba Lan trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm nay.
Tuy nhiên nằm ngoài dự tính, hôm đi thi con bị ốm sốt, đến khi đối chiếu đáp án và tự chấm điểm sau thi, kết quả con trai anh đạt khoảng 7 điểm môn Toán, 7,5 điểm Ngữ văn và 6 điểm tiếng Anh.
“So sánh với điểm chuẩn của các năm trước, tôi lo ngại con khó lòng đỗ được vào trường công lập mà gia đình đã đăng ký”, anh Thọ nói.
Còn làm bài thi lớp 10 không tốt như kỳ vọng, nhiều phụ huynh rốt ráo tìm các phương án dự phòng. (Ảnh minh hoạ)
Theo nam phụ huynh, nếu con học kém thì bố mẹ đã có phương án từ ban đầu, không cho con thi hoặc tìm trường tư, đằng này con học khá giỏi, nhưng học tài thi phận, làm bài không tốt như mong muốn. Biết con khó lòng đỗ vào nguyện vọng đăng ký, anh Thọ và vợ đành lên phương án tìm trường phù hợp với hồ sơ xét tuyển của con cũng như điều kiện kinh tế của gia đình.
Sau nhiều cân nhắc, gia đình anh quyết định nộp hồ sơ cho con vào trường THCS-THPT Tạ Quang Bửu (quận Hai Bà Trưng). Theo anh, nếu không đỗ vào trường công lập, việc chi tiền đảm bảo suất học tại trường tư thục cũng giúp gia đình yên tâm và giảm bớt áp lực cho con trong giai đoạn nước rút này.
Trường cách nhà hơn 5 km và 2 triệu đồng không quá lớn nên vợ chồng anh quyết định chi liền tay.
Chị Bùi Minh Anh (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng tìm đến phương án cho con gái học ngoài công lập dù điểm chuẩn chưa được công bố. Chị Anh cho biết, sau khi hoàn thành các bài thi, gia đình và bản thân con xác định 70% không trúng tuyển nguyện vọng 1 và 2.
“Tự chấm điểm, con bảo vẫn có khả năng trúng tuyển nguyện vọng 3, nhưng trường này lại ở khá xa nhà, nếu may mắn đỗ, đi học cũng rất vất vả”, chị Minh Anh nói.
Khi chồng nhắc đến việc cho con học nghề, chị Minh Anh ra sức phản đối vì không muốn phải lo toan, nghĩ về thị trường lao động quá sớm. Sau khi bàn bạc lại, chị quyết định tìm hiểu một số trường dân lập trên địa bàn để khi trượt công lập, con vẫn sẽ có môi trường học tập tốt, gắn bó trong 3 năm tới.
Quan sát những năm trước, nhiều bậc phụ huynh chủ quan không đăng ký xét tuyển, nộp phí giữ chỗ vào các trường tư thục. Đến khi con thi trượt lớp 10 công lập mới chạy đôn chạy đáo đi tìm trường thì đã quá muộn. Rút kinh nghiệm, chị Minh Anh chủ động lên kế hoạch tìm trường sớm cho con. Dù khoản phí giữ chỗ không hề nhỏ nhưng chị cũng chấp nhận.
Không chỉ anh Thọ, chị Minh Anh mà rất nhiều phụ huynh khác ở Hà Nội đang xuôi ngược khắp nơi để tìm chỗ cho con học để tránh rơi vào trạng thái bị động, nếu chẳng may con không đỗ lớp 10 trường công.
Trượt lớp 10 công lập không phải là hết
Theo cô Nguyễn Thảo Linh, giáo viên trường THPT Đông Anh (Hà Nội), nhiều học sinh và phụ huynh có chung tư tưởng, trượt lớp 10 công lập là hết. Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, bởi không đỗ vào các trường công lập, cơ hội vẫn còn mở ra rất nhiều ở các trường dân lập và trường nghề.
Hiện các trường này được đầu tư cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên có trình độ. "Mỗi trẻ sẽ có cách vào đời khác nhau. Đỗ lớp 10 công lập rồi tiếp tục tiến bước vào đại học không phải con đường tiến thân duy nhất", cô Linh nói.
Song song với việc tìm chỗ học, cô Linh nhấn mạnh phụ huynh cần đồng hành cùng con vượt qua cú sốc tâm lý, vì kết quả không được như mong muốn, chính các em là người buồn nhất.
Theo nữ giáo viên, trong cuộc đua vào lớp 10, nhiều phụ huynh đặt ra mục tiêu quá cao, vượt khả năng của con. Sự kỳ vọng này đã tạo ra áp lực vô hình, khiến các em không chỉ cảm thấy căng thẳng mà còn mất đi niềm vui trong học tập.
Kết thúc kỳ thi quan trọng, phụ huynh nên đồng cảm, chia sẻ thay vì mắng mỏ, so sánh, tạo áp lực khiến con cảm thấy như mình đang bị đẩy tới bước đường cùng.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025, Hà Nội có gần 106.000 lượt thí sinh đăng ký dự thi. Đây được đánh giá là kỳ thi có sự cạnh tranh khốc liệt, khi chỉ khoảng 60% thí sinh sẽ trúng tuyển vào các nguyện vọng công lập tương đương hơn 80.000 em. Còn lại khoảng hơn 50.000 em không đỗ, phải theo học trường tư hoặc trường nghề.
Theo lịch, từ ngày 6/7 đến ngày 9/7, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ công bố điểm chuẩn vào lớp 10 tại các trường.
Theo VTC
-
Giáo dục40 phút trướcTheo Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh (Thanh Hóa), huyện đã thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng tuyển dụng giáo viên, tuy nhiên không có mấy người đến nộp hồ sơ.
-
Giáo dục57 phút trướcUBND quận 3, TP HCM kết luận chưa đủ cơ sở khoa học để xác định sự việc ở Trường THPT Lê Quý Đôn là một vụ ngộ độc thực phẩm
-
Giáo dục11 giờ trướcĐề văn về "lối sống phông bạt" này là đề kiểm tra giữa kỳ lớp 10A25; do giáo viên bộ môn ra theo sự thống nhất của tổ nhóm chuyên môn.
-
Giáo dục16 giờ trướcNăm nay, tôi phản đối việc tổ chức Halloween tại trường học của con gái, vì cô bé vốn rất mạnh dạn bỗng sinh tật sợ ma sau buổi lễ Halloween ở trường năm ngoái.
-
Giáo dục17 giờ trướcPhát hiện con gái có các vết bầm tím ở lưng và bị xước tai bất thường nên đã dò hỏi. Sau đó, xem camera mới biết con bị cô giáo đánh và giật tai nhiều lần.
-
Giáo dục19 giờ trướcKỳ thi tuyển sinh lớp 10 hằng năm tại TP HCM lâu nay thực hiện theo phương án thi 3 môn gồm ngữ văn, tiếng Anh và toán
-
Giáo dục19 giờ trướcMồ côi mẹ từ bé, căn bệnh suy tuyến yên khiến cơ thể nhỏ con hơn so với bạn bè nhưng em Nguyễn Công Bách đã vượt nghịch cảnh, chinh phục giấc mơ đại học.
-
Giáo dục21 giờ trướcSau 10 ngày xảy ra sự việc xô xát với một thầy giáo trong trường THCS Vạn Phong (huyện Diễn Châu, Nghệ An), hiện cô Nguyễn Thị Ng. vẫn tiếp tục xin nghỉ dạy ở nhà do tinh thần và sức khỏe chưa ổn định.
-
Giáo dục21 giờ trướcNhiều học sinh, du học sinh cho rằng, sau khi luyện thi, thậm chí lấy chứng chỉ đánh giá năng lực ngoại ngữ vẫn cần liên tục trau dồi, cải thiện các kĩ năng. Tiếng Anh không khó, học sinh chỉ cần đầu tư thời gian và công sức, có môi trường để thực hành.
-
Giáo dục21 giờ trướcLiên quan việc không có chỉ tiêu tuyển sinh nhưng Trường THPT Tô Hiến Thành (quận Hà Đông, Hà Nội) vẫn tuyển “chui” 174 học sinh lớp 10, ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết, đang tính phương án giải quyết theo hướng đảm bảo quyền lợi cho học sinh.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐề kiểm tra giữa kỳ I môn ngữ văn được cho là của một trường THPT đang gây tranh cãi khi chỉ có một câu hỏi bàn về lối sống phông bạt.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau khi xác minh các vi phạm của cô N.T.V, giáo viên Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, UBND TP Ninh Bình (Ninh Bình) đã phê bình tập thể Ban giám hiệu nhà trường. Cô N.T.V đã được chuyển sang công việc khác và không còn đứng lớp.
-
Giáo dục1 ngày trướcLương giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công mức cao nhất là 18,72 triệu đồng/tháng.
-
Giáo dục1 ngày trướcKhoảng 2/3 số giáo viên cho biết họ thường xuyên dùng các công cụ phát hiện nội dung do AI tạo ra để kiểm tra bài viết của sinh viên. Dù công cụ này có độ chính xác cao, vẫn có nhiều sinh viên bị "oan", dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.