- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lưu Lệ Hằng - người “hạ bệ” Diêm Vương tinh
GS Lưu Lệ Hằng là người phát hiện vành đai Kuiper, khám phá hơn 30 thiên thạch hay tiểu hành tinh mới, tên bà được đặt cho một tiểu hành tinh là Asteroid 5430 Luu.
GS Lưu Lệ Hằng |
Lưu Lệ Hằng sinh năm 1963 ở Sài Gòn, làm việc tại Khoa Thiên văn học, Viện Đại học Harvard, Phòng thí nghiệm Lincoln, Viện Công nghệ Massachusetts. Hiện bà nghiên cứu, chế tạo các thiết bị thiên văn và giải pháp công nghệ liên quan đến an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
“9 năm trước, phi thuyền “Các chân trời mới” được phóng lên khảo sát vành đai Kuiper mà GS Lưu Lệ Hằng là người khám phá. Hôm nay, chị Hằng đến đây, đúng lúc hình ảnh đầu tiên của Pluto (tức sao Diêm Vương, từ tháng 8.2006 bị “giáng” thành tiểu hành tinh) được gửi về trái đất. Một sự trùng hợp hiếm có”.
Đấy là chào mừng từ ông chủ các kỳ Gặp gỡ Việt Nam, GSTS Trần Thanh Vân, về sự hiện diện của nữ khoa học gia danh tiếng người Mỹ gốc Việt hôm khai mạc hội nghị khoa học “Các hệ hành tinh: Một quan điểm đồng vận” tại TP Quy Nhơn.
“Tôi có 1 đứa con, 2 con chó…”
Người phụ nữ ấy xuất hiện ở Quy Nhơn trong hình ảnh không thể giản dị hơn. Giữa không khí tưng bừng cờ quạt, giữa những bộ lễ phục đạo mạo, phẳng phiu, bà nổi bật – hay lạc lõng – chỉ với giày vải thể thao, bộ váy áo nhẹ nhàng, giản dị.
Có hôm, bà vận bộ đồ ka-ki nhiều túi, đi lại thong dong cạnh đồng nghiệp kềnh càng, “tai to mặt lớn”. Con người lừng danh của vật lý thiên thể thế giới không chọn lối đột hiện sau vầng hào quang.
Tôi chắc bà chẳng bận tâm nếu được so sánh với mấy chị “Tây ba lô” bụi bặm, hăm hở đang ngày càng quen thuộc trên đường phố Quy Nhơn. Nhiều phóng viên không có nổi tấm ảnh ưng ý chụp bà ở nghi thức trồng cây lưu niệm tại Trung tâm Khoa học - Giáo dục liên ngành (ICISE).
Loay hoay, xoay trở hồi lâu rồi phải có người đứng ra hướng dẫn bà cách cầm xẻng, cách xúc một mẩu đất. Nhìn bà bối rối xách thùng nước, cúi xuống thật thấp, tưới vào gốc cây rồi dừng chút xíu, ngước lên, nhỏn nhẻn cười với quan khách, thấy… hoàn cảnh thế nào. Đề cập sự mệt mỏi, căng thẳng bị “săn đón”, bà nhận xét: “Người ta làm hơi quá”.
GS Lưu Lệ Hằng trồng cây lưu niệm tại ICISE |
“Tôi có một đứa con, hai con chó. Tôi đi chợ, nấu ăn, nuôi dạy con, dắt chó đi chơi. Tôi bình thường và rất yêu loài vật” – GS Hằng cười ha ha khi chúng tôi tò mò muốn hình dung ngày giờ của bậc trí thức lỗi lạc bên ngoài giảng đường, ngoài phòng thí nghiệm, ngoài ống kính thiên văn.
Việc chuyển hướng câu chuyện được bà khích lệ, có lẽ do “bội thực” trước điệp trùng câu hỏi về bầu trời cùng những vì tinh tú. Tôi dấn tới: “Trang phục không đụng hàng của bà thì sao? Là phong cách, sự sơ sài cần cho công việc hay đơn giản chỉ vì nóng quá?”. “Tôi quen thế mất rồi. Các nhà khoa học thường lười chăm chút hình thức. Họ dành thời gian cho việc khác, hữu ích hơn. Tiện lợi, thoải mái là được”.
Yêu và… mất ngủ ở Quy Nhơn
Ngoài hoạt động học thuật tại ICISE và giao lưu khoa học, GS Lưu Lệ Hằng dành thời gian còn lại thăm viếng chùa chiền, tắm biển, thả bộ loanh quanh. Nghiên cứu Phật học, du lịch, bảo vệ môi trường là mối bận tâm khác của bà.Năm 1986, du lịch dài ngày đến Nepal, giữa núi cao, tuyết trắng, bà đã có những cuộc đàm đạo tâm đắc với các thiền sư Mật tông. Lý lịch bà ghi vài dòng về hoạt động ngoài trời và công tác xã hội là nói về quãng thời gian đứng lớp dạy tiếng Anh cho Tổ chức Cứu trợ trẻ em Nepal.
Bà kể: “Một mùa hè không thể nào quên. Những ngôi làng lạnh lẽo, chót vót nghèo xơ xác. Trường không ra trường, chỉ 4 chiếc cọc chống mái ngả nghiêng. Tụi trẻ đi bộ mấy giờ ròng rã mới đến được điểm lớp. Mỗi tuần chỉ học 2 – 3 buổi thôi”.
Bà tiếc chưa có dịp quay lại Nepal cùng những trải nghiệm ấm áp tuổi thanh xuân. “Với Quy Nhơn, tôi hy vọng sẽ khác. Ở đây có nỗ lực kết nối, truyền bá khoa học của vợ chồng GS Trần Thanh Vân – GS Lê Kim Ngọc mà tôi rất cảm kích và từng về nước tham dự hồi 1995. Còn nữa, các bạn thấy không, Quy Nhơn đẹp bao nhiêu! Bờ biển cong cong hình trăng khuyết, nước trong xanh, bãi cát vàng thật tuyệt. Mà tôi lo lắm. Khách sạn nhiều và lộn xộn. Có khu du lịch tràn lấn sát bờ. Đi dạo, vỏ chai lăn lóc nằm dưới chân. Chúng sẽ được tái sử dụng, đúng không?”.
Cô phiên dịch như hình với bóng ngồi cạnh bà đế thêm: “Ra Eo Gió, chứng kiến dự án du lịch – nghỉ dưỡng đang ồ ạt thi công, GS ngẩn ngơ mấy buổi. Nghe bảo gần ICISE rồi resort cũng mọc lên, lại mất ăn, mất ngủ cho coi”. Bà giải thích, phát triển kinh tế là cần nhưng phải biết nâng niu di sản tự nhiên: “Đâu thiếu chỗ xây khách sạn, khu du lịch, sao phải kéo ra tận bờ biển? Vẻ đẹp thiên nhiên là không thể tái tạo. Phá bỏ nó đồng nghĩa đánh mất nguồn tài nguyên vĩnh viễn”.
Đấy là bà còn chưa biết du lịch đất võ chỉ mới “mở mắt” mà thôi. Theo nhà chức trách, tỉnh này thiếu hụt trầm trọng hạ tầng – dịch vụ, đang vắng bóng cơ sở lưu trú đẳng cấp, chẳng hạn khách sạn 5 sao và đang làm hết sức để có thêm 5.000 phòng nghỉ từ nay đến 2020 bên cạnh 3.300 phòng hiện có.
Đam mê, nhẫn nại và một chút… hên
GS Lưu Lệ Hằng (giữa) cạnh Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Nguyễn Quân |
“Không bao giờ muộn cho một tình yêu. Bạn có thể bắt đầu từ bây giờ”, GS Hằng khuyên một trí thức trẻ khi cô tiếc nuối giấc mơ học đường gắn với con tàu vũ trụ. Chuyến thuyết trình đợt này (ngoài Quy Nhơn còn 2 buổi ở Huế, Hà Nội) – có tên “cách nhìn mới về Hệ Mặt trời” – kỳ thực là một truyền kỳ về tình yêu, lòng kiên trì, sức sáng tạo.
Năm 1984, nhận bằng cử nhân vật lý tại Đại học Stanford, bà hãy còn là cá thể ngoại đạo trước mênh mông thiên văn học. “Thiên văn học với tôi là mối duyên không định trước. Vào thực tập nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA, tôi lần đầu bị mê hoặc bởi những bức ảnh gửi về từ tàu không gian Voyager. Nó đẹp đến không thể cưỡng nổi”.
Xin diễn giải nôm na công trình khám phá vành đai Kuiper (tên nhà thiên văn học Mỹ gốc Hà Lan, người năm 1951 nhắc lại giả thuyết của cựu trung tá quân đội Anh Edgeworth rằng Thái Dương hệ không kết thúc ở Pluto như khoa học vẫn biết mà ngay ranh giới đó còn tồn tại một vành đai tiểu hành tinh), vốn làm rung chuyển ngành vật lý thiên thể cuối thế kỷ 20, trước khi đưa tên tuổi Lưu Lệ Hằng, David C.Jewit (GS hướng dẫn bà tại Viện Công nghệ Massachusetts) và đồng nghiệp đi sau Michael Brown đến đỉnh vinh quang bằng giải Kavli 2012.
Suy đoán của Kuiper - Edgeworth bị thế giới lãng quên, chế nhạo. Nhân loại, với đà phát triển vượt bậc của khoa học không gian, tưởng đã nắm gọn Hệ Mặt trời trong lòng bàn tay. Năm 1987, Jewitt khởi hành tìm kiếm lời giải hợp lý cho “sự trống rỗng” phía ngoài Hệ Mặt trời qua việc quan sát các vật liệu di chuyển chậm.
Cuộc tìm kiếm của hai thầy trò kéo dài 5 năm, cuối cùng đã nhận diện được “khuôn mặt thật” của Pluto và sự hiện hữu của vành đai Kuiper với 70.000 thiên thạch. Rằng, Diêm Vương tinh, khối lượng bằng 0,2% trái đất, bằng 1/6 mặt trăng, quá nhỏ để có thể làm xáo trộn các hành tinh khác. Nó thực ra không xứng đáng chễm chệ trên “ngai vị” một hành tinh. Khám phá trên mở ra hướng đi mới giải thích, chứng minh sự hình thành Thái Dương hệ.
“Thành công chỉ đến từ lòng đam mê, nhẫn nại cộng chút hên” – bà dùng chữ kiểu Sài Gòn – “Có tình yêu, bạn sẽ luôn trăn trở với nó”. Bà dẫn dắt chúng tôi đi qua ký ức đầy khó khăn, thách thức, thậm chí là thất bại ở đài thiên văn Kitt Peak (Arizona) và Mauna Kea (Hawaii).
“Không ai tin chúng tôi. Tôi và GS Dave phải làm mọi cách để theo đuổi mục tiêu như tranh thủ ké vào phần trống dự án khác hay đề xuất cái này, cái kia, sau đó sử dụng thời gian cho việc của mình. Chúng tôi gắng gượng động viên nhau, lần này thôi, lần này nữa thôi, cho tới ngày 30.8.1992!”.
“May mắn của bà là gì?”. “Ồ, không chúng tôi thì người khác cũng tìm ra, khi công nghệ thay đổi, phương tiện quan sát, tính toán tốt hơn. Cái hên của tôi nằm ở cơ hội tiếp cận kính thiên văn và camera có chip silicon tốt nhất thế giới thời điểm ấy tại Hawaii”.
Theo Xuân Nhàn/Lao Động
-
Giáo dục2 giờ trướcMột cảm giác thất vọng bao trùm lấy tôi sau khi nhận kết quả thi giữa kỳ của con, bao nhiêu công sức, tiền bạc vậy mà hầu hết các môn đều chỉ được 6 -7 điểm.
-
Giáo dục2 giờ trướcQuy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo vừa được Bộ GD&ĐT đưa ra tại dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đang nhận được sự quan tâm của các trường và phụ huynh, học sinh.
-
Giáo dục4 giờ trướcKỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ áp dụng các dạng câu hỏi trắc nghiệm mới và cách tính điểm không còn cào bằng như đã áp dụng từ năm 2008 đến nay.
-
Giáo dục6 giờ trướcBảo lưu Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng để thi lại vào Trường ĐH Y Hà Nội, Ngọc Linh trở thành thủ khoa đầu vào ngành Răng - Hàm - Mặt. Ba năm sau, Linh thắng giải “Sinh viên của năm” tại ngôi trường này, nhờ sự năng động và tài năng.
-
Giáo dục22 giờ trướcSau vụ việc 132 học sinh Trường Mầm non Hoa Sen nghỉ học liên quan đến suất ăn bán trú, hiện tại, hầu hết các em đã đi học đầy đủ trở lại.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
-
Giáo dục1 ngày trướcNữ sinh lớp 8 tại Đắk Nông đã vỡ òa hạnh phúc khi nhận được quà kèm thư tay từ Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn sau chương trình phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em".
-
Giáo dục1 ngày trước24 tân sinh viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Macau (Trung Quốc) bị phát hiện làm giả kết quả kỳ thi tốt nghiệp PTTH Hong Kong (HKDSE) để xét tuyển vào trường.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐể tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo cấp chứng chỉ ngoại ngữ đảm bảo công bằng, chống thi thay, thi hộ, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung quy định cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrong buổi học, 2 thầy cô ở Trường THCS Vạn Phong (Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra xô xát. Trường THCS Vạn Phong vừa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các giáo viên.
-
Giáo dục2 ngày trướcHàng chục học viên lớp văn bằng 2 - VB2.13 của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 'chết đứng' khi nhận được thông tin lớp học này không tồn tại.
-
Giáo dục2 ngày trướcTổng cộng 35 trang trong luận án tiến sĩ lịch sử của một trưởng phòng ở Huế đều có đạo văn. Kết luận của Đại học Huế khẳng định tố cáo đúng.
-
Giáo dục2 ngày trướcQuy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.
-
Giáo dục3 ngày trướcSố lượng thí sinh đăng ký thi sau đại học ở Trung Quốc giảm, cho thấy sự suy giảm niềm tin vào giá trị bằng cao học khi thị trường việc làm cho người trẻ khan hiếm.