- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mẹ Việt ở Pháp kể chuyện cho con đi mẫu giáo từ 10 tháng tuổi
Nhờ các cô mà khởi đầu ở trường mẫu giáo của con tôi không chút khó khăn, bởi con hiểu trường học không có gì đáng sợ cả, trường học là nơi ươm mầm những niềm vui.
Nhờ các cô mà khởi đầu ở trường mẫu giáo của con tôi không chút khó khăn, bởi con hiểu trường học không có gì đáng sợ cả, trường học là nơi ươm mầm những niềm vui.
Con gái bé tròn 10 tháng cũng là lúc tôi bắt đầu chương trình nghiên cứu sinh của mình. Không như ở Việt Nam, các gia đình trẻ có thể cậy nhờ ông bà nội ngoại hoặc thuê một người giúp việc, ở nước ngoài, chúng tôi phải tự lo liệu cho cuộc sống của mình.
Chồng tôi hàng ngày bận bịu với công việc nghiên cứu, đi làm cả ngày, có khi buổi tối vẫn phải cặm cụi làm việc, viết bài. Chúng tôi còn có một cô con gái lớn vừa vào lớp 1. Ở đây việc thuê giúp việc là một “nhiệm vụ bất khả thi” bởi chi phí sẽ rất rất cao, chỉ có những gia đình giàu có thuộc giới thượng lưu mới có thể đủ chi trả. Vì thế, chỉ còn một giải pháp cho con gái bé đi nhà trẻ.
Ở nước Pháp, có rất nhiều hình thức trông trẻ khác nhau. Crèche, gọi là nhà trẻ, nhận các bé từ khi các bé tròn 2 tháng rưỡi, là lúc mẹ hết kỳ nghỉ thai sản. Cả một quận chỉ có một nhà trẻ, và thường ít chỗ hơn nhu cầu. Cho nên, ngay từ khi bà mẹ đang mang thai ở tháng thứ 7 đã phải lên uỷ ban thành phố để đăng ký. Trong hồ sơ đăng ký còn phải trình bày hoàn cảnh cụ thể để người ta còn xem xét. Có những em bé phải đợi hơn 1 năm trời từ khi chào đời mới nhận được giấy nhập học.
Nếu không xin được vào nhà trẻ, các bà mẹ có thể gửi con ở nhà những cô dạy trẻ đã có qua đào tạo và nhận trông từ 1-3 trẻ tại nhà. Uỷ ban thành phố thường có 1 danh sách dài các cô và các bà mẹ phải kiên trì gọi cho từng người một may ra mới xin được chỗ thích hợp. Nhà của các cô dạy trẻ phải đảm bảo đủ diện tích, đủ an toàn và đủ cơ sở vật chất cho việc trông trẻ, bản thân cô giáo cũng phải qua đào tạo thì mới được cấp phép hành nghề. Chương trình sinh hoạt ở nhà các cô dạy trẻ cũng tương tự như ở nhà trẻ. Bên cạnh các cô dạy trẻ này còn có các cô bảo mẫu trông trẻ, không qua đào tạo cũng không qua quản lý của nhà nước. Điểm cộng duy nhất là các cô bảo mẫu có thể đến trông trẻ tại nhà, tất nhiên là theo giờ hành chính.
Cuối cùng, còn một cơ sở nữa gọi là vườn trẻ, cũng tương tự như nhà trẻ nhưng bé hơn và ít các hoạt động giáo dục hơn, chủ yếu là các hoat động vui chơi. Và ở vườn trẻ, thường các bé không thể đăng ký cả tuần mà chỉ một vài ngày hoặc một vài buổi cố định. Nhà tôi, sau khi thử khắp nơi mọi chốn, cuối cùng đã có thể tìm một chỗ cho con gái bé ở vườn trẻ cạnh nhà.
Vườn trẻ mà chúng tôi đăng ký cho con là một ngôi nhà hình tròn, phòng vui chơi của các con ở chính giữa, các khu phòng ngủ, phòng bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh ở xung quanh. Ngay cạnh cửa ra vào là bàn làm việc của cô giáo và một dãy các tủ đồ dành cho các bé đựng giày dép, bình sữa, gấu bông và treo áo khoác. Bên ngoài còn có 1 khu vườn khá rộng có nhiều trò chơi cho các con như xích đu, cầu trượt và các trò chơi ngoài trời khác.
Ngày đầu tiên tôi đến gặp mặt bà giám đốc, bà đã dẫn tôi đi một vòng để giới thiệu với tôi về cơ sở vật chất của trường. Bà dặn tôi rằng vào ngày đầu tiên con tới trường, tôi cần đưa cho cô giáo đầy đủ thông tin về giờ ăn, giờ ngủ của con, chuẩn bị thức ăn, bỉm, quần áo cho con và không được quên doudou (đu-đu) của con. Doudou là từ dùng để gọi bạn gấu bông; hầu như bé nào ở đây, ngay từ ngày đầu mới sinh ra cũng đã có một bạn doudou, người bạn này sẽ sát cánh bên con trong suốt những năm đầu đời.
Mẹ con chúng tôi có 1 tuần thử thách, nếu con có thể hoà nhập tốt, các cô sẽ nhận giữ. Ngày đầu tiên, 2 mẹ con tôi ở lại vườn trẻ 1 tiếng đồng hồ. Tôi ngồi trò chuyện cùng cô giáo trong khi con tôi bò loăng quăng “thám hiểm” thế giới xung quanh. Con gái có vẻ thích thú, ở đây có nhiều đồ chơi đủ màu sắc, lại có nhiều trẻ con, đủ lứa tuổi từ 4 tháng đến hai tuổi rưỡi. Bạn nào cũng ngoan ơi là ngoan, yêu ơi là yêu, chẳng có lấy một tiếng khóc. Ngày thứ 2, tôi đến vào giờ có bữa xế buổi sáng. Cô giáo gọt mấy quả táo, các bạn nhỏ ngồi vào những chiếc ghế nhỏ xinh bên một chiếc bàn nhỏ chờ cô. Hầu như các bạn từ 1 tuổi trở lên đều tự ăn được, và ngồi ăn rất ngoan ngoãn. Những bạn bé hơn, các cô cho vào ghế ăn có nịt và được cô đút. Con gái tôi cũng vậy, và con rất hợp tác với cô, không có vẻ lạ lẫm gì.
Hai ngày tiếp theo, tôi chỉ ở lại cùng con gái 15 phút, sau đó tôi để con chơi ở lớp với các bạn trong vòng 1 tiếng mới quay lại đón. Ngày tiếp theo, tôi để con ở hẳn cả buổi sáng. Lúc tôi rời đi, tôi định bỏ đi lúc con không biết. Cô giáo bảo mẹ cần phải chào con chứ, để con biết là mẹ đi làm, giờ con ở đây với cô và các bạn. Con gái tôi bắt đầu khóc, cô bế con lên dỗ dành, thay mặt con chào mẹ, cô bảo con ở đây với cô và các bạn sẽ vui thôi, mẹ cứ yên tâm đi làm nhé. Tôi đi làm mà lòng dạ rối bời, nhưng khi quay lại đón con, tôi thấy con tôi đang vui vẻ chơi cùng các bạn, dường như đã quên mất chuyện lúc sáng rồi. Cô giáo thông báo con hoà nhập rất tốt và các cô sẽ giúp tôi trông con 2 ngày/tuần.
Khác với các bé ở Việt Nam, khi chọn trường cho con thường dành hầu hết quan tâm nhiều đến chế độ dinh dưỡng, một ngày con ăn gì, ăn bao nhiêu bữa. Ngược lại, các mẹ bên này thường quan tâm nhiều nhất đến các hoạt động vui chơi, giáo dục mà con được hưởng. Hơn nữa, cũng chẳng có nhiều lựa chọn nên hễ có chỗ nhận trông con cho bố mẹ đi làm là mừng lắm rồi.
Mỗi ngày đến đón con, cô giáo đều thông báo cho tôi con gái tôi hôm ấy có ngoan không, ngủ bao nhiêu lâu, ăn uống thế nào, hôm ấy con có làm trò gì hay cô giáo đều kể lại cho tôi nghe hết. Mặc dù trông khá nhiều các bé dưới một tuổi, nhưng tôi nhận thấy các cô lúc nào cũng vui vẻ và thoải mái. Các cô có thể nghiêm giọng khi một bé không nghe lời, nhưng họ chưa bao giờ to tiếng.
Các bé cũng rất ngoan và nề nếp, hầu hết đều chơi với nhau trong “hoà bình” , biết im lặng ngồi nghe cô hát hay đọc truyện. Ở đây không hề có một chiếc tivi nào, thay vì xem ti vi, các bé sẽ nghe nhạc, thường giờ nghe nhạc sẽ vào lúc buổi sáng khi các bé mới đến và buổi chiều sau khi các bé ngủ dậy.
Những bé thuộc nhóm “lớn tuổi” của vườn, khoảng từ 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi rưỡi còn có “nhiệm vụ” dọn dẹp đồ chơi cùng cô sau khi chơi xong nữa. Thỉnh thoảng các cô giáo tổ chức các hoạt động cho các bé, và gửi thư cho bố mẹ đề nghị cùng tham gia, nếu có thể. Có mẹ đến làm bánh cùng các con, mẹ khác lại hướng dẫn các con làm một món súp. Cô giáo đề nghị tôi đến hát bài hát tiếng Việt để con và các bạn cùng nghe, bởi ở vườn có nhiều bé đến từ các quốc gia khác nhau, và các mẹ đều lần lượt làm như vậy. Thậm chí, khi con gái tôi đến tuổi học nói, cô giáo còn nhờ tôi dạy cho cô ít từ con thường nói để thỉnh thoảng cô nói với con (tuy rằng, ở lớp con tôi nói tiếng Pháp và con cũng có thể nói cả 2 thứ tiếng).
Đôi khi tôi cũng thấy các cô rất “chiều” các con. Ngày hè, trời quá nóng, cô còn biến phòng học thành bể bơi. Cô giáo dùng bể bơi phao, bơm đầy nước và cho lũ trẻ con vào nghịch nước. Lúc tôi đến đón, thấy nước bắn tung toé phòng học, lũ trẻ con la hét sung sướng, và cô giáo cũng vui vẻ không kém. Cô giáo còn kể cho tôi nghe rằng con gái 1 tuổi rưỡi của tôi đòi cởi truồng, cô phải giải thích mãi rằng ở đây còn có nhiều bạn khác, làm như thế là bất lịch sự thì con tôi mới chịu mặc bỉm để tắm.
Con tôi đã dành 2 năm đầu tiên trong sự nghiệp “trường lớp” ở vườn ươm này. Ngày chia tay, cả cô giáo và tôi đều có chút bùi ngùi, con đã lớn lên bên các cô, đã cùng các cô chia sẻ rất nhiều kỉ niệm vui. Cũng nhờ các cô mà khởi đầu ở trường mẫu giáo của con tôi không chút khó khăn, bởi con hiểu trường học không có gì đáng sợ cả, trường học là nơi ươm mầm những niềm vui.
Vài nét về tác giả: Nguyên-Kan là nghiên cứu sinh ngành ngôn ngữ, hiện đang sống cùng gia đình tại thành phố La Rochelle, Pháp. Sở thích của cô là chụp ảnh hai con gái, cũng như ghi chép những câu chuyện đáng yêu hàng ngày của các con. Đối với cô, "làm mẹ" là một công việc toàn thời gian vĩnh cửu tuyệt nhất trên đời. |
Theo Trí Thức Trẻ
-
Giáo dục15 giờ trướcSau vụ việc 132 học sinh Trường Mầm non Hoa Sen nghỉ học liên quan đến suất ăn bán trú, hiện tại, hầu hết các em đã đi học đầy đủ trở lại.
-
Giáo dục20 giờ trướcTừ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
-
Giáo dục22 giờ trướcNữ sinh lớp 8 tại Đắk Nông đã vỡ òa hạnh phúc khi nhận được quà kèm thư tay từ Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn sau chương trình phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em".
-
Giáo dục1 ngày trước24 tân sinh viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Macau (Trung Quốc) bị phát hiện làm giả kết quả kỳ thi tốt nghiệp PTTH Hong Kong (HKDSE) để xét tuyển vào trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo cấp chứng chỉ ngoại ngữ đảm bảo công bằng, chống thi thay, thi hộ, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung quy định cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrong buổi học, 2 thầy cô ở Trường THCS Vạn Phong (Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra xô xát. Trường THCS Vạn Phong vừa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các giáo viên.
-
Giáo dục2 ngày trướcHàng chục học viên lớp văn bằng 2 - VB2.13 của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 'chết đứng' khi nhận được thông tin lớp học này không tồn tại.
-
Giáo dục2 ngày trướcTổng cộng 35 trang trong luận án tiến sĩ lịch sử của một trưởng phòng ở Huế đều có đạo văn. Kết luận của Đại học Huế khẳng định tố cáo đúng.
-
Giáo dục2 ngày trướcQuy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.
-
Giáo dục2 ngày trướcSố lượng thí sinh đăng ký thi sau đại học ở Trung Quốc giảm, cho thấy sự suy giảm niềm tin vào giá trị bằng cao học khi thị trường việc làm cho người trẻ khan hiếm.
-
Giáo dục3 ngày trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục3 ngày trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục3 ngày trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục3 ngày trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.