Nam sinh mắc chứng xương thủy tinh tốt nghiệp loại giỏi trường Bách khoa

Ngày Quân đỗ đại học, thầy hiệu trưởng hỏi bố mẹ tính thế nào. Hiểu con, mẹ Quân biết chắc nếu không cho đi học, con nhất định sẽ không chịu. 5 năm sau, Quân tốt nghiệp ở ngôi trường mình vốn từng mơ, với một kết quả trọn vẹn.

Nguyễn Đức Quân, sinh năm 2002, vừa tốt nghiệp loại giỏi chương trình tài năng Toán - Tin của ĐH Bách khoa Hà Nội. Chàng trai quê Hải Phòng vốn mắc chứng xương thủy tinh, suốt 16 năm qua luôn cần tới sự hỗ trợ của người thân để đi đến lớp.

Ngày nhận bằng tốt nghiệp trên tay, Quân xúc động cho biết, tấm bằng này không chỉ là sự nỗ lực của riêng em mà còn là công sức của bố mẹ, bác và thầy cô đã luôn giúp đỡ em trong quá trình học tập.

Nam sinh mắc chứng xương thủy tinh tốt nghiệp loại giỏi trường Bách khoa-1
Nguyễn Đức Quân vừa tốt nghiệp ĐH Bách khoa Hà Nội (Ảnh: NVCC)

Vốn mắc chứng xương thủy tinh, ngay từ khi mới sinh ra, Quân đã bị gãy tay trái, thể trạng yếu. Chưa đầy tháng, em lại gãy tiếp đùi bên trái trong lúc thay quần áo. Cứ thế, tuổi thơ của Quân gắn với bệnh viện nhiều hơn lớp học.

Để chạy chữa cho con, mẹ Quân phải chắt bóp, dồn hết các khoản tiết kiệm và vay mượn thêm họ hàng. Căn nhà là nơi sinh sống duy nhất của gia đình cũng phải rao bán để có kinh phí điều trị.

Khi Quân lên 6 tuổi, bệnh tình cũng đỡ hơn, mẹ quyết định cho em được đến trường giống như các bạn. Nhưng khi con đi học, chị Trần Thị Thập phải đưa đón 8 lần/ngày. Bất đắc dĩ, chị đành xin nghỉ công việc kế toán trưởng tại một công ty giày da để đồng hành cùng con. Hàng ngày, ngoài giờ đưa đón con, chị mở một sạp rau để kiếm thêm thu nhập.

Nhiều lúc, Quân tự cảm thấy mình “giống như một gánh nặng”. Nhưng rồi, em lại suy nghĩ “Số phận của mình đã như vậy, thay vì tự trách, sao không cố gắng hơn mỗi ngày”. Vì thế, suốt quãng thời gian phổ thông, Quân chưa bao giờ muốn dừng lại việc học. “Có kiến thức mới làm được việc có ích, để bố mẹ đỡ vất vả hơn”, Quân nói.

Còn với mẹ Quân, không ít lần chứng kiến con phải nhập viện vì bị ngã gãy xương, dẫu đau lòng nhưng khi thấy con vẫn lạc quan và muốn đi học, chị Thập chỉ biết động viên: “Hai mẹ con mình cùng cố gắng nhé”.

Cũng có lần, trước khi bước vào kỳ thi học sinh giỏi Toán cấp trường, Quân bị vấp ngã ngay trước cửa phòng thi. Khi ấy, Quân chỉ cảm thấy hơi đau và nghĩ bị chuột rút. Được các bạn đưa vào phòng, em vẫn cố gắng hoàn thành tốt bài thi.

Kỳ thi năm ấy, Quân đạt điểm tuyệt đối 300/300 và giành giải Nhất. Nhưng cú ngã này cũng khiến em bị gãy xương đùi và phải mổ xếp lại. Để phục hồi, Quân phải nghỉ học toàn bộ kỳ II năm lớp 9.

Dẫu không thể tới trường, nam sinh vẫn vừa điều trị, vừa duy trì việc học ngay trên giường bệnh. Hạn chế về thời gian khiến Quân phải bỏ dở kỳ thi vào trường chuyên của thành phố, nhưng nhờ những thành tích đạt được, Quân vẫn được tuyển thẳng vào lớp tài năng Toán của ngôi trường công lập top đầu Hải Phòng.

Nam sinh mắc chứng xương thủy tinh tốt nghiệp loại giỏi trường Bách khoa-2
Gia đình đặc biệt trong ký túc xá Bách khoa, gồm hai bác cháu Quân và bố con em Nguyễn Tất Minh - người 10 năm được bạn cõng đến trường. (Ảnh: Thúy Nga)

Đến khi Quân thi đỗ vào ĐH Bách khoa Hà Nội, vì công việc không thể ở bên chăm lo cho con, bố mẹ Quân đành nhờ người bác ruột lên Hà Nội chăm sóc cháu. Suốt 4 năm qua, cũng chính bác là người luôn đồng hành, đưa đón Quân tới lớp mỗi ngày.

May mắn, trong quãng thời gian này, vấn đề sức khỏe của Quân không còn là rào cản. Dẫu vậy, thời gian đầu bắt nhịp với ngôi trường mới, Quân cũng gặp khó khăn do chưa quen với cách học. “Thời phổ thông, em thường quen với việc ôn luyện theo dạng bài; thầy cô nói gì mình sẽ ghi chép như thế. Khi lên đại học, đề thi sáng tạo và hóc búa hơn. Sau khoảng 1 kỳ áp dụng lối học cũ, em cảm thấy không hiệu quả”.

Kỳ đầu nhận về 2 điểm D, đạt CPA 2.18, Quân sốc và quyết định phải thay đổi cách học. Ngoài việc lắng nghe thầy cô giảng trên lớp, nam sinh cũng tự mở rộng, ôn sâu để hiểu cặn kẽ bản chất vấn đề.

“Với những môn về toán, em thường học chung với một nhóm bạn. Chúng em cùng tìm các dạng bài và luyện tập với nhau. Với những môn lý luận chính trị, em thường viết đi viết lại nhiều lần để nhớ kỹ. Em đã duy trì cách học này, đồng thời tăng sự chăm chỉ để cải thiện kết quả”. Nhờ vậy, những học kỳ sau, Quân dần có sự tiến bộ rõ rệt.

Tại buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp, đứng trước hội đồng, Quân tự tin trình bày đề tài em đã tâm huyết nghiên cứu, xây dựng dữ liệu trong suốt hơn 3 tháng, liên quan đến việc dự đoán bệnh tiểu đường sử dụng hồi quy logistic và thuật toán KNN. Nhờ vậy, Quân đạt 9 điểm, có CPA toàn khóa 3.37/4, tốt nghiệp loại giỏi.

Nam sinh mắc chứng xương thủy tinh tốt nghiệp loại giỏi trường Bách khoa-3
Quân và gia đình trong ngày nhận bằng tốt nghiệp (Ảnh: NVCC)

Nhìn lại hành trình 4 năm của học trò, TS Nguyễn Phương Thuỳ, cán bộ quản lý và hỗ trợ cố vấn học tập, đánh giá Quân giàu nghị lực, kiên trì, nghiêm túc trong học tập và luôn toát ra năng lượng tích cực.

“Dù trong các buổi học hay họp lớp, Quân luôn đến trước mọi người, cũng chưa từng vắng mặt trong bất cứ buổi học nào. Em luôn nhìn mọi việc với góc nhìn tích cực, lạc quan”, cô Thùy chia sẻ.

Với Quân, điều khiến em tiếc nuối sau 4 năm đại học là chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và không thể tham gia vào một số hoạt động thể thao như bóng đá, dẫu bản thân rất yêu thích.

Hiện tại, sức khỏe của Quân đã dần ổn định, chân có thể tự đi lại nhưng không thể leo dốc, leo cầu thang và đi bộ với quãng đường xa. Ngay sau buổi lễ tốt nghiệp, Quân được bố mẹ đón về nhà.

Chàng trai sinh năm 2002 mong muốn thời gian này có thể tìm được công việc yêu thích tại Hải Phòng để phụ giúp bố mẹ và lo cho em gái.

Theo VNN

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/nam-sinh-mac-chung-xuong-thuy-tinh-tot-nghiep-loai-gioi-truong-bach-khoa-2327851.html?fbclid=IwY2xjawFpjvlleHRuA2FlbQIxMAABHQhLsIJBq9fXhF-zagj7T3L0zdT3dVDjDZH88Pwi8vXo_SlDQx8i0jK7VA_aem_aGaMUW3DMHhZs2zT2MhiSA

Nam sinh


  • Chuyện chưa kể về clip học trò mang cua tặng cô giáo thu hút 16 triệu lượt xem
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Đoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực.
  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.