Nhà báo bị đánh dã man, sinh viên báo chí có hoang mang?

Việc nhà báo bị đánh có làm lung lay tinh thần các sinh viên báo chí sắp ra trường?

Việc nhà báo bị đánh có làm lung lay tinh thần các sinh viên báo chí sắp ra trường?

nhà báo, phóng viên, sinh viên báo chí

Phạm Kiều Hương Ly

Phạm Kiều Hương Ly, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Ngay khi chọn học tôi đã xác định nghề nhà báo khá nguy hiểm. Tôi rất ngưỡng mộ những người dấn thân vì nghề nghiệp, nhưng khi đọc những tin tức như thế này tôi cũng thấy hoang mang. Gia đình tôi cũng sợ khi tôi theo nghề này, thậm chí còn bảo là có khi không cho làm nữa. Nhưng nếu đam mê lớn hơn tôi sẽ vẫn theo đuổi nghề báo. Thầy cô trong trường cũng đã đề cập tới vấn đề này và cũng nói tới các biện pháp phòng tránh, nhất là với phái nữ, như học võ, mang theo những trang bị tự vệ cá nhân...

nhà báo, phóng viên, sinh viên báo chí

Nguyễn Thị Hà

Nguyễn Thị Hà, sinh viên K57 Khoa Báo chí, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội: Tôi cảm thấy rất bất bình khi đọc những tin tức về nhà báo bị hành hung. Tôi mong pháp luật sẽ có những biện pháp xử lý nghiêm đối với hành vi bạo hành nhà báo. Nói đọc những tin như vậy không sợ thì không phải, mình làm nghề nên cũng cảm thấy sợ. Nhưng bảo là sợ mà thay đổi nghề mình đã chọn thì không. Tôi sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi nghề nghiệp này.

nhà báo, phóng viên, sinh viên báo chí

Nguyễn Đoàn Đình Bổng

Nguyễn Đoàn Đình Bổng, sinh viên K32 Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Hiện tượng nhà báo bị hành hung không mới ở cả thế giới và Việt Nam, thậm chí đã có không ít nhà báo bị sát hại. Bản thân đang theo con đường viết báo nên tôi cũng có lo lắng. Nhưng nghề nào cũng có nguy hiểm nhất định, tôi sẽ cố gắng để tránh nguy hiểm tới bản thân và liên lụy tới gia đình.

Trong quá trình học, khi đi viết bài tôi cũng từng bị đe dọa, dù mới chỉ ở mức độ nhẹ. Một lần tôi đi viết về ô nhiễm sông Đáy ở “xóm thùng phi”. Vừa tới đầu xóm tôi đã bị hai thanh niên sấn tới dọa dẫm. Lúc đấy cũng khá hoang mang vì chưa chuẩn bị cho tình huống như vậy.

Một lần khác tôi viết về hiện tượng bảo vệ ở một bãi xe giữ chìa của những người quên rút khóa và bắt phải chuộc. Tôi thấy đây là việc vô lý nên đến tìm hiểu. Khi tôi chụp ảnh cây cột treo chìa khóa, một bảo vệ lao ra túm lấy ống kính và đe dọa. Sau khi giằng co máy ảnh của tôi bị rơi và hỏng. Nhưng cũng may có một số người đến can ngăn...

Vấn đề nhà báo bị hành hung này được nhắc đến rất nhiều trong các môn chuyên ngành, nghiệp vụ. Các thầy khuyên rằng lúc mới đi làm chưa nên theo các đề tài quá gai góc, nhạy cảm. Khi có kinh nghiệm rồi sẽ làm tới các vụ phức tạp.

nhà báo, phóng viên, sinh viên báo chí

Nguyễn Thị Hiền

Nguyễn Thị Hiền, sinh viên K32 Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đọc những tin này tôi thấy bình thường ở chỗ nó không tác động gì tới tâm lý hay quan điểm về nghề nghiệp của tôi. Trong quá trình đi viết bài, tôi đã bị dọa rồi. Lần đó tôi đi làm tin về rác thải ở khu công nghiệp bên Bắc Ninh, khi đang chụp ảnh thì có vài người ra dọa nếu không đi sẽ đánh.

Có một lần trường tôi mời khách về nói chuyện, diễn giả có nói một câu là “khó quá thì bỏ qua”. Tôi thích làm điều tra. Sau những việc như thế này, sau này ra làm nghề tôi sẽ phải cẩn thận hơn nhiều.

Theo Vietnamnet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.