- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nhiều học sinh nhịn đi vệ sinh ở trường vì… quá bẩn!
Câu chuyện học sinh phải nhịn tiểu hay sợ nhà vệ sinh ở trường mà “bĩnh” cả ra quần tưởng là chuyện đùa nhưng lại là thực tế đau lòng xảy ra tại nhiều địa phương.
Câu chuyện học sinh phải nhịn tiểu hay sợ nhà vệ sinh ở trường mà “bĩnh” cả ra quần tưởng là chuyện đùa nhưng lại là thực tế đau lòng xảy ra tại nhiều địa phương.
Ám ảnh kinh hoàng!
Là “công trình phụ” ít ai để ý, thế nhưng nhà vệ sinh học đường lại là chuyện cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của học sinh. Theo thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và đào tạo tại 14 tỉnh thành trên cả nước, hiện vẫn còn 30% trường học không có nhà vệ sinh, trong đó tỷ lệ nhà vệ sinh không đạt chuẩn còn chiếm khá nhiều. Câu chuyện học sinh phải nhịn tiểu hay sợ nhà vệ sinh mà “bĩnh” cả ra quần tưởng là chuyện đùa nhưng lại là thực tế đau lòng xảy ra tại nhiều địa phương.
Chị Bùi Tuyết Minh (42 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội) kể, trong buổi họp phụ huynh đầu năm, chủ đề chiếm nhiều thời gian thảo luận nhất là… chỗ đi vệ sinh cho các con. Có đến hơn 1/3 phụ huynh cho biết, con em mình phản ánh “sợ” nhất là đi vệ sinh ở trường. Đến nỗi, vì thương con một vị phụ huynh bất đắc dĩ đã phải chuẩn bị cho con trai mình một chai nhựa để đề phòng con nhịn tiểu mà ảnh hưởng đến sức khỏe: “Con đi học mà sáng nào cũng phải “cố” đi vệ sinh trước ở nhà, nhiều hôm tan học cũng giục mẹ cuống cuồng dừng lại giữa đường để đi vệ sinh, nghĩ mà thương con đến trào nước mắt”, chị Nhung kể.
Trong khi đó, anh Trần Xuân Anh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng bức xúc cho biết, mỗi năm anh vẫn phải bỏ một số tiền không nhỏ để đóng học khoản phí vệ sinh tại trường cho con. Tuy nhiên, nhà vệ sinh tại đây lại không được dọn dẹp thường xuyên nên lúc nào cũng bốc mùi hôi thối và ô nhiễm trầm trọng. Thậm chí, đến các nhu cầu tối thiểu là giấy vệ sinh và nước xả cũng “lúc có, lúc không” khiến cho nhiều bé thà “nhịn” chứ nhất quyết không chịu đi vệ sinh ở trường.
Một phụ huynh khác có con học tại một trường tiểu học ở Cầu Diễn – Hà Nội lại phản ánh, con chị thường xuyên phải xin cô giáo đi vệ sinh giữa giờ vì giờ ra chơi… muốn đi vệ sinh phải xếp hàng, thậm chí chen chúc với các bạn: “Con kể nhà vệ sinh nhỏ, hẹp, nhiều lớp phải chung nhau một nhà nên muốn đi vệ sinh có khi phải chờ rất lâu mới đến lượt”.
Thiếu nhà vệ sinh vì… kinh phí?
Theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, nhà vệ sinh trường học phải đảm bảo trung bình 100 học sinh/bồn cầu, 50 học sinh/mét dài hố tiêu và 100 học sinh/ vòi nước. Đặc biệt, ở các trường THCS trở lên phải có nhà tắm hoặc phòng thay đồ cho học sinh nữ.
Thế nhưng, theo khảo sát, tại nhiều điểm trường trên địa bàn Hà Nội, rất ít nhà vệ sinh đáp ứng được yêu cầu này. Tại trường tiểu học K.L (Ba Đình), nhiều lớp phải chung nhau một nhà vệ sinh chật chội, cửa bị hỏng. Trong khi đó trường tiểu học C.N (Bắc Từ Liêm) thường xuyên không được vệ sinh sạch sẽ nên bốc mùi hôi thối, ô nhiễm trầm trọng…
Trong danh sách các trường thiếu nhà vệ sinh đến mức báo động có Ba Vì, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thạch Thất… Tại các địa phương này, có một số trường học “trắng” nhà vệ sinh trong nhiều năm nay. Lý giải về điều này, một lãnh đạo trường cho biết, nhiều trường học đã xây dựng lâu năm ở vào thời điểm số lượng học sinh chưa đông nên việc bố trí số nhà vệ sinh cũng chỉ đáp ứng nhu cầu ở mức thấp. Khi số học sinh quá tải, trường cố gắng co kéo để có thêm chỗ học cho học sinh đã khó nên việc có đủ nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn vẫn chưa thể thực hiện.
Tại các vùng nông thôn, tỷ lệ thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh ô nhiễm còn ở mức khá cao. Đơn cử như Hòa Bình, cả tỉnh có đến 726 điểm trường, thì có đến 38% nhà vệ sinh trường học còn tạm bợ, 4% điểm trường thậm chí còn không có cả nhà vệ sinh. Việc học sinh phải đi vệ sinh ngoài trời, tại các nơi không đảm bảo an toàn là thực tế diễn ra tại nhiều điểm trường. Thừa nhận thực tế này, ông Nguyễn Hữu An – Phó trưởng phòng giáo dục đào tạo huyện Đà Bắc (Hòa Bình) cho hay, các trường trên địa bàn huyện có nhiều điểm trường lẻ. Trong khi đó nguồn ngân sách lại hạn hẹp, trong thời gian ngắn không thể đầu tư hết mà chỉ tập trung tại các điểm chính.
Sẽ thí điểm xây dựng nhà về sinh đạt chuẩn
Ông Lê Văn Hiệp - Trưởng đại diện tổ chức World Toilet tại VN, chua xót cho biết, trong quá trình đi khảo sát nhà vệ sinh trường học trên cả nước, ông đã từng chứng kiến cảnh nhiều trường học ở các vùng nông thôn, học sinh phải đi vệ sinh vào túi bóng rồi vứt ra sông hồ. Thậm chí, ở nhiều trường được xếp hạng là trường chuẩn quốc gia tại các thành phố lớn nhưng lại thiếu nhà vệ sinh: “Có lần tôi vào khảo sát một trường tiểu học ở Lâm Đồng. Trường nói các em đã được sắp xếp chỗ vệ sinh đầy đủ. Nhưng thực tế thì các bé trai phải ra bờ rạch, các em gái thì ngồi trong một khu có các tấm vách ngăn, bệ là gạch ống. Cảm giác hôi thối ấy mỗi lần nhớ lại khiến tôi vẫn còn rùng mình…”, ông Hiệp kể.
Việc thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh không đạt chuẩn tại trường học không phải là chuyện mới. Tuy nhiên để giải quyết được tận gốc vấn đề lại không hề đơn giản. Ông Hiệp phân tích: “Tôi nghĩ điều quan trọng nhất giúp cho việc nâng cấp, cải tạo nhà vệ sinh được thành công là giúp người dân hiểu được tầm quan trọng về nhà vệ sinh. Thứ hai, nhà nước nên cho phép xã hội hóa đối với những nhà vệ sinh không hoặc chưa có ngân sách hoặc có ngân sách nhưng không đủ. Thứ nữa, tôi nghĩ đối với các trường cho phép xây mới, cần phải tách khu nhà vệ sinh thành một công trình riêng biệt để làm theo quy chuẩn mới…”.
Theo các chuyên gia y tế, việc nhà vệ sinh không đảm bảo đúng tiêu chuẩn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của học sinh. BS Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa lây nhiễm BV Nhi đồng 1) cho biết, nhà vệ sinh bẩn chính là nguồn lây bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt cũng làm cho bé dễ nhiễm giun sán gây suy dinh dưỡng: “Tác hại ít ai để ý của nhà vệ sinh bẩn chính là việc tác động tâm lý lâu ngày khiến bé sợ đi vệ sinh, nín nhịn dẫn đến nhiễm trùng tiểu, hoặc gây bệnh táo bón, trĩ. ..”.
-
Giáo dục1 giờ trướcBảo lưu Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng để thi lại vào Trường ĐH Y Hà Nội, Ngọc Linh trở thành thủ khoa đầu vào ngành Răng - Hàm - Mặt. Ba năm sau, Linh thắng giải “Sinh viên của năm” tại ngôi trường này, nhờ sự năng động và tài năng.
-
Giáo dục17 giờ trướcSau vụ việc 132 học sinh Trường Mầm non Hoa Sen nghỉ học liên quan đến suất ăn bán trú, hiện tại, hầu hết các em đã đi học đầy đủ trở lại.
-
Giáo dục22 giờ trướcTừ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
-
Giáo dục1 ngày trướcNữ sinh lớp 8 tại Đắk Nông đã vỡ òa hạnh phúc khi nhận được quà kèm thư tay từ Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn sau chương trình phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em".
-
Giáo dục1 ngày trước24 tân sinh viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Macau (Trung Quốc) bị phát hiện làm giả kết quả kỳ thi tốt nghiệp PTTH Hong Kong (HKDSE) để xét tuyển vào trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo cấp chứng chỉ ngoại ngữ đảm bảo công bằng, chống thi thay, thi hộ, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung quy định cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrong buổi học, 2 thầy cô ở Trường THCS Vạn Phong (Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra xô xát. Trường THCS Vạn Phong vừa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các giáo viên.
-
Giáo dục2 ngày trướcHàng chục học viên lớp văn bằng 2 - VB2.13 của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 'chết đứng' khi nhận được thông tin lớp học này không tồn tại.
-
Giáo dục2 ngày trướcTổng cộng 35 trang trong luận án tiến sĩ lịch sử của một trưởng phòng ở Huế đều có đạo văn. Kết luận của Đại học Huế khẳng định tố cáo đúng.
-
Giáo dục2 ngày trướcQuy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.
-
Giáo dục3 ngày trướcSố lượng thí sinh đăng ký thi sau đại học ở Trung Quốc giảm, cho thấy sự suy giảm niềm tin vào giá trị bằng cao học khi thị trường việc làm cho người trẻ khan hiếm.
-
Giáo dục3 ngày trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục3 ngày trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục3 ngày trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.