- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nữ thủ khoa xuất sắc của Học viện cảnh sát nhân dân
Nối nghiệp gia đình, Nguyễn Phương Linh đã trở thành thủ khoa xuất sắc của Học viện cảnh sát nhân dân.
Nối nghiệp gia đình, Nguyễn Phương Linh đã trở thành thủ khoa xuất sắc của Học viện cảnh sát nhân dân.
Động lực để yêu ngành Công an
Suốt những năm tháng sống trong môi trường nghiêm khắc, tính kỷ luật cao khiến những cô gái “chân yếu tay mềm” như Phương Linh có lúc nản chí.
Nhưng từ bé đã được nghe những câu chuyện về người cảnh sát chân chính, những người không quản hiểm nguy bản thân và gia đình để đảm bảo an ninh của đất nước. Cô gái trẻ đã thần tượng những người chiến sĩ mặc quân phục màu cỏ úa, lòng quyết tâm cao hơn bao giờ hết.
Ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với Linh là nụ cười duyên và gương mặt xinh xắn rất đáng yêu, làn da trắng hài hòa với khuôn mặt, không giống với tưởng tượng về những sinh viên học ngành phòng chống tội phạm kinh tế. Đặc biệt, Linh còn có giọng hát trong veo, nổi tiếng khắp học viện.
Khi trò chuyện, lại thêm phần ngưỡng mộ vì nghị lực và tinh thần học hỏi của cô gái có tuổi đời còn rất trẻ. Bởi học ngành phòng chống tội phạm kinh tế, Linh phải am hiểu rất nhiều lĩnh vực khác nhau về pháp luật, doanh nghiệp, ngân hàng, kế toán.
Hơn thế nữa, cô còn vùi đầu vào những hồ sơ, tài liệu trên thư viện để tổng hợp lại những kiến thức, kinh nghiệm của những người đi trước. Nhiều lúc, nhìn đống tài liệu chồng chất, người mệt mỏi rã rời vì tập luyện khiến Linh thấy nản vô cùng. Khó khăn chồng chất khó khăn, đặc biệt là những sinh viên năm đầu mới bước vào môi trường rèn luyện khắc nghiệt.
Linh chia sẻ: Bản thân em cảm thấy may mắn khi có những người thân đều làm trong ngành nên đã "chuẩn bị trước tinh thần". Vậy mà nhiều lúc vẫn không tránh được sự mệt mỏi.
Người ảnh hưởng nhiều nhất đến em đó là bố. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành, bố em đã luôn có những định hướng, chỉ dẫn để bản thân em luôn đứng vững trên con đường của mình.
Cứ mỗi lần vất vả, nghĩ đến bố và gia đình, em lại vững bước đi lên, rèn luyện bản thân nhiều hơn, ý chí hơn và không cho phép mình chùn bước.
Kỉ niệm nhớ nhất trong thời sinh viên của Linh chính là những ngày trực Tết tại Học viện. Lần đầu tiên trong đời đón Tết xa gia đình, nỗi nhớ nhà dâng lên khi nghĩ đến những người thân trong đêm giao thừa…
Thế nhưng, khi trực tết ở đơn vị, Linh mới cảm nhận được sống trong cuộc sống này, ngoài tình cảm gia đình, còn có tình bạn, tình đồng chí mà khi gặp khó khăn ta mới hiểu và cảm nhận hết. Nồi bánh chưng tự gói, bếp lửa hồng lại sáng hơn, những ca trực thay phiên nhau và những tiếng cười san sẻ, những câu chuyện đang kể thì chững lại vì nghẹn ngào không thành tiếng... khiến cô gái nhớ mãi.
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trực chiến Ngành và nhà trường giao phó, chia sẻ niềm vui nỗi buồn với những người bạn,thầy cô của mình. Cô cảm thấy yêu ngành Công an của mình hơn bao giờ hết.
Nữ chiến sĩ trẻ đam mê khoa học
Mỗi chuyến đi chạy ngược chạy xuôi, tìm kiếm thông tin, rồi lại làm báo cáo, ghi chép tình hình là một trải nghiệm với những người trẻ yêu khoa học.
Linh đã liên tiếp đạt giải Nhì cuộc thi Đề tài NCKH năm 2013, 2014, 2015; giải Nhất cuộc thi Chuyên đề NCKH năm 2014. Đó là thành quả cho những cố gắng không ngừng nghỉ của mỗi cá nhân mà trên tất cả là lòng quyết tâm, đam mê khoa học. Từng tham gia rất nhiều các cuộc thi, nhưng thành tích mà Linh ấn tượng nhất là cuộc thi nghiên cứu khoa học. Đó chính là sự nghiên cứu, tìm tòi, tư duy trong thời gian dài để có thể làm nên đề tài hoàn chỉnh. Không chỉ vận dụng những kiến thức đã học, còn phải liên hệ đơn vị địa phương, xin số liệu tổng hợp, phân tích.
Hiện, Linh đang công tác tại Cục đào tạo - Tổng cục Chính trị CAND. Công việc hàng ngày của cô là quản lý công tác dạy và học tại các Học viện, trường CAND… Ước mơ của Linh là được học thêm nhiều hơn nữa để phục vụ cho công việc, ứng dụng khoa học trong cuộc sống, góp phần xây dựng đất nước.
Theo Ngọc Trang/Giáo dục Thời đại-
Giáo dục15 giờ trướcSau vụ việc 132 học sinh Trường Mầm non Hoa Sen nghỉ học liên quan đến suất ăn bán trú, hiện tại, hầu hết các em đã đi học đầy đủ trở lại.
-
Giáo dục19 giờ trướcTừ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
-
Giáo dục22 giờ trướcNữ sinh lớp 8 tại Đắk Nông đã vỡ òa hạnh phúc khi nhận được quà kèm thư tay từ Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn sau chương trình phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em".
-
Giáo dục1 ngày trước24 tân sinh viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Macau (Trung Quốc) bị phát hiện làm giả kết quả kỳ thi tốt nghiệp PTTH Hong Kong (HKDSE) để xét tuyển vào trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo cấp chứng chỉ ngoại ngữ đảm bảo công bằng, chống thi thay, thi hộ, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung quy định cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrong buổi học, 2 thầy cô ở Trường THCS Vạn Phong (Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra xô xát. Trường THCS Vạn Phong vừa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các giáo viên.
-
Giáo dục2 ngày trướcHàng chục học viên lớp văn bằng 2 - VB2.13 của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 'chết đứng' khi nhận được thông tin lớp học này không tồn tại.
-
Giáo dục2 ngày trướcTổng cộng 35 trang trong luận án tiến sĩ lịch sử của một trưởng phòng ở Huế đều có đạo văn. Kết luận của Đại học Huế khẳng định tố cáo đúng.
-
Giáo dục2 ngày trướcQuy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.
-
Giáo dục2 ngày trướcSố lượng thí sinh đăng ký thi sau đại học ở Trung Quốc giảm, cho thấy sự suy giảm niềm tin vào giá trị bằng cao học khi thị trường việc làm cho người trẻ khan hiếm.
-
Giáo dục3 ngày trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục3 ngày trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục3 ngày trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục3 ngày trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.