Chiều 7/7: Chùm ảnh phụ huynh ngồi bệt dưới đất, lấy dép kê chân ngồi ngóng trông con thi tốt nghiệp môn Toán

Khuôn mặt nhiều phụ huynh ánh lên sự lo lắng khi con bước vào môn thi thứ 2.

Chiều nay (7/7), sĩ tử cả nước sẽ làm bài thi môn Toán trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2021 đợt 1. Đúng 14h20, thí sinh được phát đề thi và bắt đầu làm bài vào 14h30. Thời gian làm bài là 90 phút.

HÀ NỘI

Tại Hà Nội, ghi nhận tại điểm thi THCS Yên Hoà, quận Cầu Giấy, học sinh được bố trí ghế ngồi bên ngoài điểm thi nhằm giữ khoảng cách theo quy định. Tại điểm thi này toàn bộ thí sinh trước khi vào phòng thi đều được sát khuẩn, đo thân nhiệt.

Chiều 7/7: Chùm ảnh phụ huynh ngồi bệt dưới đất, lấy dép kê chân ngồi ngóng trông con thi tốt nghiệp môn Toán-1
Sinh viên tình nguyện hướng dẫn thí sinh vào điểm thi.

Chiều 7/7: Chùm ảnh phụ huynh ngồi bệt dưới đất, lấy dép kê chân ngồi ngóng trông con thi tốt nghiệp môn Toán-2
Công tác đo thân nhiệt, xịt khuẩn diễn ra nghiêm ngặt.

Chiều 7/7: Chùm ảnh phụ huynh ngồi bệt dưới đất, lấy dép kê chân ngồi ngóng trông con thi tốt nghiệp môn Toán-3Chiều 7/7: Chùm ảnh phụ huynh ngồi bệt dưới đất, lấy dép kê chân ngồi ngóng trông con thi tốt nghiệp môn Toán-4Chiều 7/7: Chùm ảnh phụ huynh ngồi bệt dưới đất, lấy dép kê chân ngồi ngóng trông con thi tốt nghiệp môn Toán-5
Thí sinh được mẹ đưa đến điểm thi.

Chiều 7/7: Chùm ảnh phụ huynh ngồi bệt dưới đất, lấy dép kê chân ngồi ngóng trông con thi tốt nghiệp môn Toán-6Chiều 7/7: Chùm ảnh phụ huynh ngồi bệt dưới đất, lấy dép kê chân ngồi ngóng trông con thi tốt nghiệp môn Toán-7Chiều 7/7: Chùm ảnh phụ huynh ngồi bệt dưới đất, lấy dép kê chân ngồi ngóng trông con thi tốt nghiệp môn Toán-8
Về phía phụ huynh, nhiều người nán lại, ngồi bệt dưới vỉa hè hoặc ghế đá ven đường để ngóng trông con đi thi. Sự lo lắng, hồi hộp toát lên trên khuôn mặt của không ít phụ huynh. Có phụ huynh đem sẵn cây quạt giấy để chống chọi lại cơn oi ả giữa trưa hè.

Chiều 7/7: Chùm ảnh phụ huynh ngồi bệt dưới đất, lấy dép kê chân ngồi ngóng trông con thi tốt nghiệp môn Toán-9
Một phụ huynh ngồi ở ghế đá chờ con.

Chiều 7/7: Chùm ảnh phụ huynh ngồi bệt dưới đất, lấy dép kê chân ngồi ngóng trông con thi tốt nghiệp môn Toán-10
Một phụ huynh ngồi bệt dưới lòng đất.

Chiều 7/7: Chùm ảnh phụ huynh ngồi bệt dưới đất, lấy dép kê chân ngồi ngóng trông con thi tốt nghiệp môn Toán-11Chiều 7/7: Chùm ảnh phụ huynh ngồi bệt dưới đất, lấy dép kê chân ngồi ngóng trông con thi tốt nghiệp môn Toán-12
Phụ huynh khác lấy dép kê chân.

Chiều 7/7: Chùm ảnh phụ huynh ngồi bệt dưới đất, lấy dép kê chân ngồi ngóng trông con thi tốt nghiệp môn Toán-13Chiều 7/7: Chùm ảnh phụ huynh ngồi bệt dưới đất, lấy dép kê chân ngồi ngóng trông con thi tốt nghiệp môn Toán-14
Chiều 7/7: Chùm ảnh phụ huynh ngồi bệt dưới đất, lấy dép kê chân ngồi ngóng trông con thi tốt nghiệp môn Toán-15
Đứng chờ con trai bên ngoài điểm thi trường THCS Yên Hoà, anh Nguyễn Địch Long (thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) chia sẻ hai bố con anh xuống Hà Nội từ chiều mùng 6. Bố con anh Long thuê khách sạn ở gần điểm thi để thuận tiện cho việc thi của con.

“Con trai tôi năm nay có nguyện vọng thi vào ĐH Bách Khoa. Dịch bệnh ảnh hưởng khá nhiều tới quá trình ôn luyện của các con nhưng tôi tin chắc con sẽ vượt qua và đạt kết quả tốt”, anh Long chia sẻ.

Cảm thấy may mắn khi con được thi đợt 1, chị Trần Thị Lệ Hoa (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết nhà cách điểm thi 6 km nên hai mẹ con đi sớm. Chị Hoa tâm sự dù đây là lần thứ hai đưa con đi thi đại học, vợ chồng chị vẫn rất lo lắng. Tuy nhiên, gia đình chị phải cố tỏ ra thoải mái để con không cảm thấy áp lực.

Chiều 7/7: Chùm ảnh phụ huynh ngồi bệt dưới đất, lấy dép kê chân ngồi ngóng trông con thi tốt nghiệp môn Toán-16
Chị Trần Thị Lệ Hoa (Thanh Xuân, Hà Nội).

“Rất may con được thi đợt 1 nên chúng tôi cũng đỡ lo phần nào. Tôi tin các thí sinh thi đợt hai vẫn sẽ đảm bảo quyền lợi nhưng được thi đợt 1 vẫn yên tâm hơn”, chị Hoa chia sẻ. Sau khi đọc thông tin về các biện pháp phòng dịch và tự quan sát quá trình hướng dẫn thí sinh trước cổng thi, chị yên tâm hơn nhiều về an toàn của con khi dự thi.

Sau 4 năm, chị lại trải qua cảm giác xin nghỉ phép để chở con đi thi rồi thấp thỏm chờ trước cổng trường. Thời gian chờ đợi sẽ khá dài nhưng chị Hoa không thấy mệt mỏi. “Tôi chỉ mong con thi tốt để có thể trúng tuyển vào trường con thích. Trước kỳ thi, con trai tôi cũng lo lắng nhiều. Con đã trải qua thời gian học hành vất vả, đặc biệt khi dịch Covid-19 khiến con phải học online, không được gặp thầy cô, bạn bè nhiều”, chị Hoa chia sẻ.

TP.HCM

Tại điểm thi trường chuyên Trần Đại Nghĩa, phụ huynh đưa con đến điểm thi rồi vội vàng ra về, không còn cảnh tập trung, ngồi vạ vật xung quanh cổng trường như những năm trước. Lực lượng chức năng nhắc nhở, giám sát nghiêm ngặt để đảm bảo phụ huynh tuân thủ 5K, không tụ tập, đảm bảo giãn cách.

Chiều 7/7: Chùm ảnh phụ huynh ngồi bệt dưới đất, lấy dép kê chân ngồi ngóng trông con thi tốt nghiệp môn Toán-17
Phụ huynh ở TP.HCM không còn tập trung ở cổng trường như các năm trước. Ảnh: Trần Bảo Ân.

Chiều 7/7: Chùm ảnh phụ huynh ngồi bệt dưới đất, lấy dép kê chân ngồi ngóng trông con thi tốt nghiệp môn Toán-18Chiều 7/7: Chùm ảnh phụ huynh ngồi bệt dưới đất, lấy dép kê chân ngồi ngóng trông con thi tốt nghiệp môn Toán-19Chiều 7/7: Chùm ảnh phụ huynh ngồi bệt dưới đất, lấy dép kê chân ngồi ngóng trông con thi tốt nghiệp môn Toán-20

Sáng mai (8/7), thí sinh sẽ làm 2 bài thi Khoa học Tự nhiên (gồm Vật Lý, Hóa học, Sinh học) và bài thi Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Mỗi môn thi có thời lượng 50 phút. Đến chiều, thí sinh tiếp tục làm bài thi môn Ngoại ngữ, thời lượng 60 phút.


Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/chieu-7-7-chum-anh-phu-huynh-ngoi-bet-duoi-dat-lay-dep-ke-chan-ngoi-ngong-trong-con-thi-tot-nghiep-mon-toan-162210707145232322.htm

thi tốt nghiệp THPT


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.