Rất nhiều bố mẹ không thể ngờ việc dỗ dành khi con khóc lại chính là đang hại con!

Bố mẹ nào cũng muốn con mình được hạnh phúc, và hạnh phúc đồng nghĩa với những nụ cười, vậy nên con khóc là điều cần tránh, con khóc là phải dỗ ngay.

Bố mẹ nào cũng muốn con mình được hạnh phúc, và hạnh phúc đồng nghĩa với những nụ cười, vậy nên con khóc là điều cần tránh, con khóc là phải dỗ ngay.

Thật khó để chịu đựng cảnh trẻ con khóc, tùy vào tình huống mà những người lớn có thể thấy rất thương, rất ngại, hoặc rất nhức đầu… Và đó chính là lý do chúng ta có một phản ứng gần như là bản năng: dỗ dành, sao cho con trẻ nín khóc càng nhanh càng tốt. Và đó, theo nhà tâm lý học Susan David, chính là việc làm sai rất sai. “Giúp một đứa trẻ cảm thấy vui lại nhanh có thể là sự giải thoát tức thì cho cả bố mẹ lẫn con cái, nhưng không giúp gì cho đứa trẻ về lâu về dài. Cách đứa trẻ điều khiển thế giới cảm xúc của mình là yếu tố có tính quyết định cho thành công sau này.”

dỗ dành khi con khóc
(Ảnh: Internet)

Nghiên cứu đã cho thấy những đứa trẻ mầm non được giáo viên dạy cách điều khiển cảm xúc của mình sau đó sẽ giải quyết vấn đề tốt hơn khi đối mặt với những tình huống giàu cảm xúc, cũng như dễ tiếp thu và hoàn thành các bài học của mình. Đến tuổi thiếu niên, trí thông minh cảm xúc, hay khả năng nhận diện và kiểm soát cảm xúc tiếp tục liên quan đến khả năng đương đầu với những tình huống căng thẳng và lòng tự trọng. Một số nghiên cứu cho thấy thiếu trí thông minh cảm xúc có thể dẫn đến nguy cơ trầm cảm sau này.

Những kỹ năng cảm xúc, theo chuyên gia, là nền tảng cho những phẩm chất như sự can đảm, khả năng chịu đựng và phục hồi. Nhưng thay vì để đứa trẻ trải nghiệm toàn bộ cảm xúc tiêu cực, “Chúng ta bước ngay vào không gian cảm xúc của con,” bà nói, với những lời nói nhàm chán sáo rỗng, những lời khuyên và ý tưởng chủ quan, rồi sau đó xử lý theo những cách quen thuộc như đánh giá thấp, giảm đến mức tối thiểu cảm xúc của con hoặc nguyên nhân vấn đề, hoặc vội vã xoa dịu - đều là những cách không hề giúp gì cho đứa trẻ.

Nhà tâm lý học David đề nghị bốn bước thực tế để các bố mẹ giúp con mình:

Cảm nhận. Nhiều người thường tập trung vào việc xua đuổi những cảm xúc tiêu cực. Khi nói rằng, “đừng buồn,” “đừng giận,” “đừng ghen tị,” “đừng ích kỷ”... chúng ta đã lờ đi cảm xúc thật sự của con và khiến bé không nhận thức được đúng đắn về mình. Hãy công nhận, nhìn nhận con là một người có tri giác, có thế giới cảm xúc riêng.

Thể hiện. Nhiều gia đình có những quy tắc thể hiện cảm xúc - gồm những cảm xúc nào được phép thể hiện và những cảm xúc nào phải giấu đi. “Chúng ta thường nghe những câu nói như, ‘con trai không được khóc nhé,’ hay ‘chơi chung là không được giận nhau nhé’... những câu nói này có thể được nêu ra với mục đích tốt, nhưng cũng là cách ta vô tình dạy con rằng những cảm xúc đó là không được, không đúng.”

dỗ dành khi con khóc
(Ảnh: Internet)

Gọi tên.
Gọi tên cảm xúc, chuyên gia David cho biết, là một kỹ năng rất cần thiết. “Chúng ta cần học cách nhận diện, phân biệt sự căng thẳng với giận dữ hoặc thất vọng.” Kể cả trẻ còn rất nhỏ cũng có thể hiểu được là mình đang buồn hay đang giận, đang lo lắng hay sợ hãi, “Gọi tên cảm xúc cũng là cốt lõi của khả năng đồng cảm.” Khi trẻ lớn hơn một chút, hãy nói chuyện với con nhiều hơn về sự phức tạp của cảm xúc. “Chúng ta có thể đồng thời phấn khích, bồn chồn và nản chí, và cũng cần biết cách nhận diện những cảm xúc đó ở người khác.”

Theo dõi. Kể cả những cảm xúc khó chịu nhất cũng không tồn tại mãi mãi, bạn hãy giúp cho trẻ con hiểu được điều này. “Buồn, giận, bực tức - những cảm xúc đó đều có giá trị riêng, và sẽ qua đi. Chúng chỉ có tính tạm thời, và chúng ta lớn lao hơn như thế. Bạn hãy chia sẻ với con về cảm giác của nỗi buồn, khi nỗi buồn qua đi, và cách ta làm để giúp chúng qua đi.”

Bên cạnh đó, hãy giúp con nhớ rằng không nhất thiết phải có cùng cảm xúc mỗi khi đối mặt với những trải nghiệm tương tự nhau, chẳng hạn lần đầu chơi trò mạo hiểm có thể cực sợ, hoặc lần đầu được mời dự tiệc có thể cực hồi hộp, nhưng những lần sau thì khác. Cảm xúc không phải là trạng thái cố định, mọi thứ đều thay đổi.

Cuối cùng và không kém phần quan trọng, theo chuyên gia, là hãy giúp con chuẩn bị cho cảm xúc tương tự lần sau. Con trẻ sẽ mạnh mẽ hơn khi học được rằng điều quan trọng không phải là chúng cảm thấy ra sao, mà là chúng phản ứng thế nào với những cảm xúc đó.

Theo Trí thức trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.