- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Việt Nam đặt mục tiêu top 10 nước có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất châu Á
Việt Nam đặt mục tiêu nằm trong 4 quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất khu vực Đông Nam Á và trong 10 quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất châu Á.
Thủ tướng vừa phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2030 với giáo dục mầm non là 99,5% trẻ mầm non đến trường được học 2 buổi/ngày. Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục được nâng cao, đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị vào học lớp 1.
100% giáo viên mầm non đạt chuẩn trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục.
Nước ta phấn đấu tỷ lệ trường mầm non dân lập, tư thục đạt 30%, số trẻ em theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục đạt 35%.
Về giáo dục phổ thông, mục tiêu hướng đến là 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày.
100% giáo viên phổ thông đạt chuẩn trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục.
Bên cạnh đó, ngành giáo dục phấn đấu số cơ sở giáo dục phổ thông tư thục đạt 5% và số học sinh theo học tại các cơ sở tư thục đạt 5,5%.
Về giáo dục đại học, mục tiêu là số sinh viên đại học/vạn dân đạt ít nhất 260, tỷ lệ sinh viên đại học trong nhóm độ tuổi 18 - 22 đạt ít nhất 33%, tỷ lệ sinh viên quốc tế theo học các chương trình giáo dục đại học tại Việt Nam đạt 1,5%; tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt ít nhất 40%.
Dịch chuyển cơ cấu trình độ và ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế tri thức và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu; tỷ trọng quy mô đào tạo các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM) đạt 35%.
Phấn đấu số lượng công bố khoa học và công trình ứng dụng khoa học công nghệ tính bình quân trên 1 giảng viên toàn thời gian đạt 0,6 công trình/năm.
Có ít nhất 5 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 500 trường đại học tốt nhất thế giới, 5 cơ sở giáo dục đại học vào nhóm 200 trường đại học hàng đầu châu Á; Việt Nam nằm trong 4 quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất khu vực Đông Nam Á và trong 10 quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất châu Á.
Thúc đẩy tinh thần doanh nhân, khởi nghiệp cho học sinh phổ thông
Chiến lược cũng cụ thể những nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các mục tiêu trên như: hoàn thiện thể chế, đổi mới quản lý giáo dục và quản trị nhà trường, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục,…
Trong đó, thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông hướng đến phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực từng cá nhân người học; đẩy mạnh phương thức giáo dục tích hợp Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ, Toán học (STEM) và nghiên cứu khoa học trong trường phổ thông; nâng cao năng lực tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện của bản thân.
Tổ chức thực hiện tốt công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh; khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình, tài liệu, đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên.
Tăng cường các nguồn lực đầu tư để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực các ngành đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Ngoài ra, giáo dục cần đổi mới quản lý, chương trình và phương pháp đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế.
Thủ tướng yêu cầu tổ chức rà soát, đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo theo hướng khuyến khích lồng ghép nội dung về tinh thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp vào chương trình đào tạo đảm bảo phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, rà soát, ưu tiên bố trí đủ quỹ đất để xây dựng cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học; xây dựng hạ tầng phục vụ mở rộng không gian phát triển, thực hiện kế hoạch di dời các cơ sở giáo dục đại học trong nội thành ra khu vực ngoại vi của các thành phố lớn.
Khuyến khích dạy học một số môn học bằng ngoại ngữ trong giáo dục phổ thông
Cùng đó, chiến lược cũng nhấn mạnh nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo; từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học; ưu tiên đầu tư đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh cho các trường sư phạm, các ngành đào tạo giáo viên; các chương trình đào tạo đại học triển khai dạy học ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; khuyến khích dạy học một số môn học bằng ngoại ngữ trong giáo dục phổ thông và đào tạo bằng ngoại ngữ một số ngành học đại học. Đảm bảo đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đủ về số lượng và chất lượng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và hợp tác quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ.
Chiến lược cũng nhấn mạnh, xây dựng và triển khai quy trình phát hiện sớm, bồi dưỡng và định hướng phát triển năng khiếu, tài năng trong học sinh, sinh viên, nhất là trong các môn học, các ngành nghề STEM.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục4 giờ trướcBộ GD&ĐT vừa phát đi thông tin cảnh báo giả mạo con dấu và chữ ký lãnh đạo Bộ GD&ĐT để lừa đảo học bổng Đại học Bách khoa Hà Nội.
-
Giáo dục21 giờ trướcLựa chọn ngành học phù hợp với bản thân cũng như xu thế xã hội là điều luôn được các bạn trẻ theo học khối A quan tâm.
-
Giáo dục1 ngày trướcNăm 2025, Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ dừng sử dụng một số tổ hợp khi xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT.
-
Giáo dục1 ngày trướcBộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 29/2024 quy định các nội dung, hình thức liên quan đến dạy thêm, học thêm.
-
Giáo dục1 ngày trướcMột giáo viên dạy môn Sinh học Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Cà Mau) bị kỷ luật bằng hình thức Khiển trách, vì nhận tiền dạy kèm học sinh thi lại với giá không hợp lý.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện nhiều trường tư ở Hà Nội than khó khi triển khai thực hiện quy định xe đưa đón học sinh phải sơn màu vàng đậm từ ngày 1/1.
-
Giáo dục1 ngày trướcHội đồng giáo viên Trường THPT Phan Ngọc Hiển (TP. Bạc Liêu) đã họp, thống nhất kiểm điểm rút kinh nghiệm trước tập thể trường với ông Lê Minh Quang - Hiệu trưởng nhà trường do thu chi sai quy định.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhiều người thắc mắc trong trường hợp không có bằng thạc sĩ thì có đủ điều kiện để xét tuyển hoặc học lên tiến sĩ không?
-
Giáo dục1 ngày trướcUBND huyện Trà Ôn thống nhất chi tiền thưởng cho các giáo viên mầm non, tiểu học, THCS theo Nghị định 73 của Chính phủ.
-
Giáo dục2 ngày trướcHàng loạt vấn đề về dạy thêm, học thêm vẫn tái diễn trong suốt thời gian qua và thu hút sự quan tâm của nhiều người.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐể chấn chỉnh tình trạng dạy thêm và học thêm, Bộ GD&ĐT đang xây dựng, hoàn thiện dự thảo thông tư mới để thay thế thông tư cũ.
-
Giáo dục2 ngày trướcCác vụ việc gần đây tại nhiều trường quốc tế đã phơi bày những lỗ hổng trong công tác quản lý, khiến phụ huynh dù đầu tư số tiền lớn vẫn đối mặt với rủi ro tài chính và việc gián đoạn học tập của con em.
-
Giáo dục2 ngày trướcHơn 70 giáo viên tại TP Indore (Ấn Độ) bị phát hiện nộp bằng cấp giả để xin được việc trong một cuộc điều tra cách đây khoảng 3 năm nhưng tới nay họ vẫn chưa phải chịu hình thức xử lý nào.
-
Giáo dục2 ngày trướcTừng là cựu học sinh chuyên Tin, sau bén duyên trở thành thầy giáo tiếng Anh, Phùng Tiến Thành là một trong số ít người Việt đạt điểm IELTS tuyệt đối 9.0.