- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hơn 70 giáo viên trường công dùng bằng giả nhưng vẫn tiếp tục được dạy
Hơn 70 giáo viên tại TP Indore (Ấn Độ) bị phát hiện nộp bằng cấp giả để xin được việc trong một cuộc điều tra cách đây khoảng 3 năm nhưng tới nay họ vẫn chưa phải chịu hình thức xử lý nào.
Dù đã có cuộc điều tra kỹ lưỡng và chỉ thị rõ ràng từ Giám đốc Sở Giáo dục yêu cầu có hành động pháp lý đối với những giáo viên vi phạm trên, nhưng cho đến lúc này, không có bất kỳ biện pháp nào được thực thi.
Vụ việc này bị phơi bày sau khi có một đơn khiếu nại vào năm 2021, cáo buộc một số giáo viên tại quận Sanwer, thuộc Indore (thành phố miền Trung Ấn Độ ở bang Madhya Pradesh) đã nhận được việc bằng cách nộp các bằng cấp giả mạo. Một cuộc điều tra sau đó từ văn phòng của Giám đốc Sở Giáo dục đã xác nhận rằng phần lớn trong số 77 giáo viên bị tố cáo đã sử dụng giấy tờ giả.
Mặc dù đã có kết quả điều tra, quá trình xử lý vi phạm đối với những giáo viên này liên tục bị trì hoãn. Vào tháng 9/2021, Lãnh đạo Sở giáo dục đã ra chỉ thị kiểm tra bảng điểm của các giáo viên bị cáo buộc. Tuy nhiên, không có bước đi cụ thể nào được thực hiện kể từ đó.
Cuộc điều tra tiết lộ rằng những giáo viên có được công việc vào tháng 7/2006 thông qua Ủy ban quận ở Sanwer.
Vào tháng 9 năm nay, một ủy ban được thành lập để xác minh tính hợp pháp của các bằng cấp, và Hội đồng Giáo dục Trung học bang Madhya Pradesh đã xác nhận rằng các bằng cấp đó thực sự là giả mạo. Mặc dù vậy, các giáo viên bị cáo buộc vẫn tiếp tục giữ vị trí họ có tại các trường công lập quận Sawer.
Theo thông tin từ The Time of India hôm 28/12, khi được hỏi về việc trì hoãn các hành động pháp lý đối với những giáo viên này, Lãnh đạo Sở giáo dục Sushma Vaishya nói rằng, văn phòng của bà đã ra các chỉ thị cần thiết vào tháng 9 nhưng chưa nhận được phản hồi nào từ các trường học hay các cơ quan liên quan.
Nhiều năm qua, nạn sử dụng bằng giả để có được việc làm, thậm chí leo lên các vị trí cao luôn là một vấn đề nghiêm trọng tại Ấn Độ.
Năm 2015, sau khi cựu Bộ trưởng Luật pháp bang New Delhi bị bắt vì sử dụng bằng giả, cộng với việc lan truyền thông tin có khoảng 25.000 giáo viên đã tham gia giảng dạy mà chưa qua trường lớp nào, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã tiến hành điều tra với 350.000 giáo viên tiểu học. Sau đó, khi cuộc điều tra còn chưa kết thúc, có khoảng 1.400 giáo viên đã nộp đơn xin thôi việc vì sợ gánh hậu quả từ việc dùng bằng cấp giả.
Cơ quan chức năng Ấn Độ sau đó đã cảnh báo các giáo viên xài bằng giả mà vẫn cố bám trụ sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc, thậm chí đối mặt với án tù.
Tháng 9/2019, bang Uttar Pradesh cũng phát hiện hơn 4.500 giáo viên phổ thông sử dụng bằng giả để kiếm việc trong ngành giáo dục, theo India Today.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục13 giờ trướcLựa chọn ngành học phù hợp với bản thân cũng như xu thế xã hội là điều luôn được các bạn trẻ theo học khối A quan tâm.
-
Giáo dục20 giờ trướcNăm 2025, Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ dừng sử dụng một số tổ hợp khi xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT.
-
Giáo dục1 ngày trướcBộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 29/2024 quy định các nội dung, hình thức liên quan đến dạy thêm, học thêm.
-
Giáo dục1 ngày trướcMột giáo viên dạy môn Sinh học Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Cà Mau) bị kỷ luật bằng hình thức Khiển trách, vì nhận tiền dạy kèm học sinh thi lại với giá không hợp lý.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện nhiều trường tư ở Hà Nội than khó khi triển khai thực hiện quy định xe đưa đón học sinh phải sơn màu vàng đậm từ ngày 1/1.
-
Giáo dục1 ngày trướcHội đồng giáo viên Trường THPT Phan Ngọc Hiển (TP. Bạc Liêu) đã họp, thống nhất kiểm điểm rút kinh nghiệm trước tập thể trường với ông Lê Minh Quang - Hiệu trưởng nhà trường do thu chi sai quy định.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhiều người thắc mắc trong trường hợp không có bằng thạc sĩ thì có đủ điều kiện để xét tuyển hoặc học lên tiến sĩ không?
-
Giáo dục1 ngày trướcUBND huyện Trà Ôn thống nhất chi tiền thưởng cho các giáo viên mầm non, tiểu học, THCS theo Nghị định 73 của Chính phủ.
-
Giáo dục1 ngày trướcHàng loạt vấn đề về dạy thêm, học thêm vẫn tái diễn trong suốt thời gian qua và thu hút sự quan tâm của nhiều người.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể chấn chỉnh tình trạng dạy thêm và học thêm, Bộ GD&ĐT đang xây dựng, hoàn thiện dự thảo thông tư mới để thay thế thông tư cũ.
-
Giáo dục1 ngày trướcViệt Nam đặt mục tiêu nằm trong 4 quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất khu vực Đông Nam Á và trong 10 quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất châu Á.
-
Giáo dục1 ngày trướcCác vụ việc gần đây tại nhiều trường quốc tế đã phơi bày những lỗ hổng trong công tác quản lý, khiến phụ huynh dù đầu tư số tiền lớn vẫn đối mặt với rủi ro tài chính và việc gián đoạn học tập của con em.
-
Giáo dục2 ngày trướcTừng là cựu học sinh chuyên Tin, sau bén duyên trở thành thầy giáo tiếng Anh, Phùng Tiến Thành là một trong số ít người Việt đạt điểm IELTS tuyệt đối 9.0.
-
Giáo dục2 ngày trướcQuy định xe đưa đón học sinh, diện tích trường lớp, tham gia giao thông an toàn, kiểm định chất lượng giáo dục... là những chính sách mới hiệu lực từ tháng 1/2025.