Môn võ lạ khiến phụ nữ Nhật Bản mê say

Ở Nhật Bản có một môn võ cổ truyền mà ngày nay chủ yếu chỉ dành cho phái đẹp, đó là Naginata.

Ở Nhật Bản có một môn võ cổ truyền mà ngày nay chủ yếu chỉ dành cho phái đẹp, đó là Naginata.

Naginata (môn võ sử dụng loại binh khí Kích) có nguồn gốc gây tranh cãi, khá nhiều tài liệu tại Nhật Bản cho rằng môn này xuất hiện từ khoảng thế kỷ 12 (cuối thời Heian).

Mặc dù được ra đời từ những cuộc chiến tuy nhiên khá bất ngờ rằng ngày nay đa số những người tập luyện môn này lại là phụ nữ thay vì cánh mày râu.

Nguồn gốc Samurai và môn võ của giới thượng lưu

Naginata ban đầu được sử dụng bởi các Samurai dưới các triều đại phong kiến Nhật Bản, và được áp dụng vào quân đội với lực lượng ashigaru (bộ binh), kỵ binh và sōhei (tu sĩ chiến binh), và được đánh giá là loại vũ khí rất lợi hại.

Cho đến thế kỷ 16 khi súng đạn được sử dụng nhiều trong các cuộc chiến thì Naginata đã bị hạn chế đi rất nhiều và không còn giữ được vị thế quan trọng như trước.

Các Samurai sử dụng Naginata từ đầu thế kỷ 19.

Các Samurai sử dụng Naginata từ đầu thế kỷ 19.

Đến thời kỳ Edo (1603 – 1867), những người phụ nữ trong các gia đình Samurai (thường là vợ) dùng kích làm binh khí để tự vệ vì đây là một môn võ thuật cần phải học của giai cấp này.

Dần dần, các naginata trở thành loại vũ khí mang tính biểu tượng của Onna Bugeisha – là lực lượng nữ chiến binh thuộc giới quý tộc Nhật Bản và bộ môn Naginata cũng được cho là chỉ dành cho giới thượng lưu.

Điều đặc biệt là kích trong môn Naginata có cán dài làm bằng gỗ và lưỡi cong cũng thường được làm bằng gỗ, trong khi lưỡi làm bằng kim loại xuất hiện ít hơn.

Lưỡi kích có thể tháo rời và được đựng trong một chiếc bao (cũng thường được làm từ gỗ).

Cũng giống như các thanh kiếm katana, kích trong môn Naginata cũng được chế tạo một cách rất tinh xảo, có khi vượt ra khỏi ý nghĩa của một binh khí thông thường mà được coi là một tác phẩm nghệ thuật.

Các võ sĩ Naginata trên võ đường.

Các võ sĩ Naginata trên võ đường.

Môn võ “độc bá” của phái đẹp

Để phát triển theo hướng hiện đại, ngày này môn phái này không những chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu mà bất kỳ ai yêu thích đều có thể theo học. Không những vậy, có rất nhiều giải đấu Naginata được tổ chức hàng năm.

Có hai loại thi đấu: Loại thứ nhất (đối kháng), các đấu thủ đánh vào nhiều vùng khác nhau của đối phương và được tính điểm. Những chỗ này được bảo vệ “kín như bưng” bằng mặt nạ, găng tay, và các giáp ở ngực, eo và ống chân.

Loại thứ hai, những võ sĩ thi sẽ biểu diễn một số bài quyền Kata theo những tiêu chuẩn đã được quy định. Kích dùng trong thi đấu Kata thường dài khoảng 215 đến 225 cm, có trọng lượng vào khoảng trên 650 gram.

Một điều chú ý đó là trong khi thi đấu đối kháng, các võ sĩ dùng kích có gắn lưỡi bằng tre còn trong các bài biểu diễn Kata thì dùng kích gắn lưỡi làm bằng gỗ sồi.

Phần lớn những người tập Naginata tại Nhật Bản là phụ nữ.

Phần lớn những người tập Naginata tại Nhật Bản là phụ nữ.

Ngày nay tại Nhật Bản có cả một học viện mang tên Suio Ryu để chuyên đào tạo về Naginata. Thậm chí, môn này còn được nâng lên tầm nghệ thuật và còn có cả một hiệp hội của môn thể thao này, được gọi là Naginatajutsu.

Tại đất nước Mặt trời mọc, hầu như chỉ có phụ nữ tập Naginata. Sự phát triển khá rầm rộ khiến hiện tại có hoảng 55.000 người đã đạt một đẳng cấp nhất định trong môn thể thao này.

Những năm gần đây, không chỉ tại Nhật Bản mà Naginata đã bén rễ sang tận một số nước ở phương Tây. Khác với ở “quê hương” thì tại châu Âu và Úc Naginata lại chủ yếu dành chon nam giới thay vì phái đẹp.

Về cách sử dụng Naginata cơ bản, các võ sĩ sẽ được đào tạo các kỹ năng đập, đâm, treo, móc, cắt... để tấn công và phòng thủ.

Trải qua vài năm, khi đã có kinh nghiệm và thuần thục hết các kỹ năng cơ bản, các võ sĩ mới được học các kỹ thuật nâng cao với nhiều đòn rất hiểm.

Thông thường trong quá trình tập luyện, một dụng cụ không thể thiếu với các võ sĩ đó là trang bị đầy đủ bộ giáp bảo hộ được gọi là Bogu.

Cũng giống các bộ môn kiếm đạo tại Nhật Bản, khi các võ sĩ bước vào thi đấu Naginata đều phải tuân thủ những quy ước và luật lệ hết sức khắt khe. Thông thường, rất ít khi các võ sĩ phạm quy mỗi khi thi đấu.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.