- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ông Miura bảo thủ: Đâu đã bằng bầu Đức, HAGL và NHM Việt Nam!
Chứng kiến trận Chung kết U23 châu Á giữa U23 Nhật Bản vs U23 Hàn Quốc đêm qua, HAGL hẳn đã nhận ra nhiều điều trong khi đó ông Miura cũng nhiều tiếc nuối.
Chứng kiến trận Chung kết U23 châu Á giữa U23 Nhật Bản vs U23 Hàn Quốc đêm qua, HAGL hẳn đã nhận ra nhiều điều trong khi đó ông Miura cũng nhiều tiếc nuối.
Rất nhiều chuyên gia Việt Nam cũng như NHM đang cho rằng chúng ta chỉ thích hợp với lối chơi phối hợp bóng ngắn kết hợp kĩ thuật cá nhân thay vì bóng đá, bóng bổng như ông Miura áp dụng thời gian qua.
Nhiều người còn lấy dẫn chứng rằng các nền bóng đá hàng đầu châu Á, như Nhật Bản cũng chơi bóng ngắn và kĩ thuật.
Nhưng thực tế, điều đó hoàn toàn không đúng. Chính xác hơn thì cả Nhật Bản hay Hàn Quốc đều đang chơi thứ bóng đá rất đa dạng, hiện đại khi phối hợp đầy đủ cả bóng ngắn, kĩ thuật lẫn bóng dài, bóng bổng và đôi khi đua sức nếu cần.
Trận Chung kết U23 châu Á đêm qua giữa U23 Hàn Quốc và U23 Nhật Bản là một ví dụ sinh động nhất.
Bàn mở tỷ số của U23 Hàn Quốc ở phút thứ 20, nhờ công tiền vệ Kwon Chang-hoon là sự kết hợp của 2 pha bóng bổng, treo cao vào khu vực 16m50 của U23 Nhật Bản khi vẫn có rất đông hậu vệ áo trắng đứng trấn thủ.
Tuy nhiên, U23 Hàn Quốc vẫn thành công và có bàn thắng. Nếu để ý kĩ, đó là một tình huống rất hay khi U23 Hàn Quốc đổi cực nhanh từ phối hợp trung lộ sang đánh biên phải, rồi đánh biên trái và thành công.
Ở phút 47, U23 Hàn Quốc có 1 pha tấn công ở biên phải thần tốc. Nhưng lần này, đội bóng trẻ xứ Nhân sâm không dùng bài tạt cánh như trước, mà phối hợp xẻ nách đối phương, đan bóng nhỏ vào tận vùng cấm địa U23 Nhật Bản. Và 2-0 cho U23 Hàn Quốc.
Nếu như chịu thất thủ 2 bàn trước lối chơi tấn công cực kì đa dạng của đối phương, thì U23 Nhật Bản cũng đáp lễ tương tự với 3 pha lên bóng cực kì biến ảo, không theo bất cứ chiến thuật cố định nào.
Phút 67, đó đơn giản là 1 pha chọc khe để Asano đua sức và dứt điểm gọn nhẹ. Phút 68, Nhật Bản tấn công biên trái, rồi tung ra pha tạt cánh khi bên trong vùng 16m50 không hẳn đã lợi thế hay bất ngờ với đối phương.
Nhưng pha tạt bóng quá tốt vẫn đưa bóng tìm đến đầu Yajima trong tư thế thuận lợi để ghi bàn.
Cuối cùng ở phút 81, U23 Nhật Bản có pha phản công đúng theo chiêu bài bóng bổng, bóng dài của HLV Miura, và ghi bàn thắng “giết chết” tham vọng vô địch châu Á của U23 Hàn Quốc.
Trận Chung kết đầy kịch tính khép lại, với 5 bàn thắng được ghi vào theo 5 kịch bản chiến thuật khác nhau đã cho thấy đầy đủ sự đa dạng, phong phú của 2 nền bóng đá mạnh mẽ và hiện đại bậc nhất châu Á.
Sự hiện đại đó, người ta đã thấy thoáng qua ở U23 Việt Nam khi thi đấu trước U18 Cerezo Oska. Trận giao hữu đó, HLV Miura cho học trò đá phối hợp ngắn, kĩ thuật ở khu trung tuyến nhưng đôi khi vẫn tấn công biên khá đa dạng.
Chỉ có điều khi vào đến VCK U23 châu Á gặp U23 Jordan hay U23 Australia, ông lại cho toàn đội trở về lối đá bóng bổng, bóng dài đơn thuần khá dễ bị bắt bài.
Chỉ đến khi gặp U23 UAE, U23 Việt Nam mới có lối chơi đa dạng hơn và suýt nữa thì chiến thắng địch thủ mạnh ở châu Á.
Trở lại với lối chơi của HAGL, tại V-League 2015 tập thể này gần như chỉ biết giữ bóng, phối hợp nhỏ tấn công trung lộ kết hợp kĩ thuật cá nhân.
HAGL không tấn công biên, hoặc nếu có thì rất ít và không lợi hại. Những tình huống tấn công trung lộ của họ cũng quá phức tạp và tốn nhiều thời gian.
Hàng công của HAGL cũng thiếu tốc độ và sức mạnh vượt trội, để có thể ghi bàn được như Asano trước U23 Hàn Quốc.
Có một điều khá lạ là trong khi nhiều NHM nghĩ Nhật Bản chơi bóng ngắn, kĩ thuật thì ở trận gặp SHB. Đà Nẵng ở Pleiku, CLB J-League 2, Yokohama FC lại chơi bóng dài bóng bổng!
Đấy là một thử nghiệm chiến thuật của đội bạn cho thấy họ luôn hướng tới lối chơi đa dạng, thích ứng với các đối thủ khác nhau, chứ không hẳn sẽ là bóng ngắn, kĩ thuật 100%.
Nhãn quan của người Nhật, hiện đại hơn, khác biệt chúng ta không ít.
Trong khi phần đông vẫn nhận định Tuấn Anh là mẫu tiền vệ tấn công tốt, và chỉ trích ông Miura vì yêu cầu tài năng này phải đá phòng ngự tốt hơn, thì Yokomaha FC cũng làm ngược lại.
HLV Milos Rus cũng đang yêu cầu Tuấn Anh đá tiền vệ lùi kiến thiết, thậm chí còn hạn chế chưa cho dâng cao ghi bàn.
Nếu chúng ta nghĩ bóng đá Việt Nam không nên chơi bóng dài, bóng bổng và ông Miura đã bảo thủ, thì có khi nào mặc định chỉ chơi bóng ngắn, kĩ thuật cũng là một sự bảo thủ khác?
Bóng đá và biến hóa và cần thích ứng với từng đối thủ, nên có lẽ bóng bổng, bóng dài vốn đang là phong cách hiện đại, vẫn cần có trong bài tập của cầu thủ Việt Nam.
Cũng cần phải biết, không ai cấm và không ai cản con người Việt Nam cứ mãi thấp bé, nhỏ con, yếu sức bền.
Nếu làm công tác dinh dưỡng tốt, cụ thể trong vấn đề thể thao, biết đâu đấy một ngày không xa, cầu thủ Việt sẽ trở nên mạnh mẽ và “trâu bò” giống các ngôi sao Hàn Quốc?
Theo Trí thức trẻ
-
Thể thao22/06/2020Chadoy Leon khiến người ta kinh ngạc với nhiều cách chống đẩy khác nhau.
-
Hậu trường20/06/2020Ngoại hình của "công chúa béo" Quỳnh Anh sau mấy tháng mang bầu khiến dân tình chú ý.
-
Hậu trường20/06/2020Ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ cùng CLB SLNA, Phan Văn Đức đã trở về nhà và chăm sóc cho người vợ của mình.
-
Hậu trường17/06/2020Nàng WAGs Viên Minh đã có mặt tại sân Thống Nhất cổ vũ trận đấu giữa CLB TP. Hồ Chí Minh và CLB Viettel tối 17/6.
-
Hậu trường15/06/2020Diễn biến mới nhất trong chuyện tình cảm của cặp đôi được Quang Hải chia sẻ trên Facebook cá nhân chiều 15/6.
-
Hậu trường14/06/2020Thủ môn Bùi Tiến Dũng là một trong những cầu thủ chăm chỉ tập luyện và sở hữu thân hình khiến người hâm mộ phải trầm trồ.
-
Hậu trường13/06/2020Vào thời điểm được phát hiện, 7 nam cầu thủ đang phải sống trong tình trạng thiếu thốn đủ đường và bị ép quan hệ tình dục.
-
Hậu trường13/06/2020Lonnie Walker IV, cầu thủ thuộc biên chế đội bóng San Antonio Spurs đã từng sở hữu một mái tóc không giống ai ở NBA. Thế nhưng, câu chuyện đằng sau mái tóc ấy sẽ khiến nhiều người phải giật mình.
-
Hậu trường03/06/2020Thông tin về lễ ăn hỏi của Công Phượng và bạn gái được giữ kín với giới truyền thông và người hâm mộ.