Sính ngoại, người Việt phải mua hàng cao gấp đôi giá thực

Tâm lý sính hàng ngoại khiến người tiêu dùng Việt Nam đang phải bỏ ra số tiền cao gấp 2-3 lần giá trị thực của sản phẩm.

Tâm lý sính hàng ngoại khiến người tiêu dùng Việt Nam đang phải bỏ ra số tiền cao gấp 2-3 lần giá trị thực của sản phẩm.

Phải mua hàng với giá quá cao

Nhìn nhận về hành vi của người tiêu dùng Việt Nam, ông Hà Ngọc Sơn- Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm Việt Nam (Vietfoods) cho biết: “Sản phẩm muốn thu hút người tiêu dùng Việt Nam thì doanh nghiệp phải dành chi phí cho mẫu mã rất lớn. Nhiều người bỏ tiền 'mua' bao bì nước ngoài chứ không phải mua sản phẩm quốc nội”.

Tâm lý sính hàng ngoại, chỉ tin vào các mặt hàng giá đắt mới có chất lượng cao khiến cho người tiêu dùng tự đưa mình vào thế phải mua đắt hơn giá trị thực của sản phẩm.

Giá các sản phẩm tại Việt Nam đang quá cao do chi phí lớn cho bao bì, quảng cáo cũng như chi phí phân phối
Giá các sản phẩm tại Việt Nam đang quá cao do chi phí lớn cho bao bì, quảng cáo cũng như chi phí phân phối

“Vừa rồi chúng tôi làm việc với một doanh nghiệp nước ngoài. Giá dầu ăn của họ nhập về Việt Nam, dù là chất lượng cao, cũng chỉ hơn hơn 20.000 đồng mỗi lít.Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt Nam đang phải mua dầu ăn với mức giá lên đến 45.000 đồng mỗi lít”. Ông Sơn thông tin thêm: "Thậm chí nhân viên đến cửa hàng chào dầu đậu nành với giá 39.000 đồng một lít thì chủ cửa hàng không mua, họ bảo giá đó chỉ có... dầu giả".

Ngoài ra chi phí lưu thông để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng hiện vẫn quá lớn. Vị tổng giám đốc tính toán: “Để làm ra một đơn vị hàng hóa, chi phí lưu thông của nhiều doanh nghiệp lên tới 60%. Như vậy, từ giá sản phẩm cộng thêm 60% mới ra giá bán tới các cửa hàng, đại lý. Từ các cửa hàng, đại lý lại cộng thêm vào giá 20% nữa, mới tới tay người tiêu dùng".

Làm gì để thay đổi tâm lý chuộng hàng ngoại

Theo PGS. TS Trương Đình Chiến, Trường Đại học Kinh tế quốc dân: "Tâm lý chuộng hàng ngoại vẫn còn sâu nặng trong một bộ phận lớn người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là nhóm người tiêu dùng có thu nhập cao và khá cao".

Tâm lý chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng khiến các doanh nghiệp, dù là hàng Việt Nam có giá bán và chất lượng tốt nhưng phải “lập lờ”, bằng cách gắn thương hiệu mang tên nước ngoài. Điều này khiến người tiêu dùng muốn sử dụng hàng nội gặp khó khăn để nhận biết và ưu tiên mua các sản phẩm Việt Nam.

Để từng bước thay đổi tâm lý chuộng hàng ngoại, các chuyên gia cho rằng, cần nghiên cứu hành vi mua hàng nội và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng nội, để làm cơ sở hoạch định chính sách cho các doanh nghiệp kinh doanh và quản lý nhà nước.

PGS. TS Trương Đình Chiến khuyến nghị: "Các nhà kinh doanh Việt Nam cần hiểu biết đầy đủ về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng nội của dân cư thành thị, để phát triển và thực hiện các chiến lược, chương trình marketing hiệu quả nhằm chiếm lĩnh thị trường. Còn các nhà làm chính sách hiểu được tâm tư, nguyện vọng của người dân. Qua đó có những chính sách quản lý và các chương trình vận động ưu tiên dùng hàng nội phù hợp".

Theo Anh Tú
An Ninh Thủ Đô



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.