Bầu Thụy ôm hận: Dễ bỏ bóng đá, khó dứt chứng khoán

Nhảy vào chứng khoán để kiếm tiền, theo bóng đá là đam mê và để làm thương hiệu nhưng trên cả hai lĩnh vực Bầu Thụy đều không mấy thành công. Đến nay, Bầu Thụy đã bỏ bóng đá một cách dễ dàng nhưng với chứng khoán năm lần bảy lượt đào thoát vẫn không xong.

Nhảy vào chứng khoán để kiếm tiền, theo bóng đá là đam mê và để làm thương hiệu nhưng trên cả hai lĩnh vực Bầu Thụy đều không mấy thành công. Đến nay, Bầu Thụy đã bỏ bóng đá một cách dễ dàng nhưng với chứng khoán năm lần bảy lượt đào thoát vẫn không xong.

Chán bóng đá, ngán chứng khoán

Chiều tối 20/8, CLB XM Xuân Thành Sài Gòn của ông chủ tịch Nguyễn Xuân Thủy đã ra thông báo không tham dự nốt 2 vòng đấu cuối V-League 2013 và chính thức giải tán đội bóng. CLB này cũng đã thông báo hủy vé đi Gia Lai tham dự vòng 21 vào cuối tuần này.

Đây là thời điểm chấm dứt cho mọi dây dưa bóng đá của ông Thụy. Đầu mùa giải này, sau rất nhiều lùm xùm và tai tiếng, ông Thụy đã rút một chân khỏi bóng đá khi chuyển giao đội bóng lại cho người em quản lý. Ông Thụy dù được xem là ông Bầu đích thực nhưng đã không còn dính dáng gì đến đội bóng CLB XM Xuân Thành Sài Gòn về mặt pháp lý.

bầu Thụy, Nguyễn Đức Thụy, Xuân Thành Sài Gòn

Câu chuyện “làm bóng đá” hay “chơi chứng khoán” của anh em nhà bầu Thụy đã nổi tiếng bởi chỉ trong một thời gian ngắn dưới “triều đại” hai doanh nhân này, việc thay đổi tên CLB, thay đổi chủ tịch, sa thải HLV, dọa bỏ giải, bỏ giải… diễn ra thường xuyên và thu hút sự chú ý của dư luận. Trong khi với chứng khoán, bầu Thụy đổ đống tiền ra để sở hữu hẳn một CTCK, để rồi vào ngay tốp 50 người giàu nhất trên TTCK nhưng cũng không lâu sau lại tìm cách bán bỏ.

Đam mê là vậy nhưng bầu Thụy có lẽ cũng chóng chán bóng đá, nhường ghế chủ tịch cho em hối cuối năm ngoái để làm bóng đá “đâu ra đấy chứ không ăn đong ở xổi nữa” và giờ đây không chỉ bỏ giải, SG.XT cũng bất ngờ bị giải tán.

Cách đây vài tháng, giới đầu tư trên TTCK xôn xao về việc bầu Thụy tuyên bố rút khỏi chứng khoán sau một thời gian ngắn ôm mộng lấn sâu vào lĩnh vực này bằng việc mua đứt một CTCK và đổi tên thành Chứng khoán Xuân Thành.

Cuối tháng 3/2013, ông Nguyễn Đức Thụy đăng ký bán toàn bộ 24,45 triệu cổ phiếu chứng khoán Xuân Thành (VIX), tương đương 81,5% vốn. Với thị của VIX khi đó khoảng 8.000 đồng/cp, bầu Thụy sẽ thu về khoảng 200 tỷ đồng.

Tuy vậy, việc thoái vốn của ông bầu này đã diễn ra không theo ý muốn. Báo cáo quản trị của VIX 6 tháng đầu năm cho thấy, ông Nguyễn Đức Thụy vẫn còn nắm giữ 22,25 triệu cổ phần VIX, tương đương 74,17% cổ phần của CTCK này. Điều này có nghĩa bầu Thụy chỉ thoái được một phần khá nhỏ trong tổng số cổ phiếu năm giữ.

Cuộc chơi đốt túi

Trong thông báo về việc rút khỏi bóng đá, lãnh đạo CLB XM Xuân Thành Sài Gòn cho rằng họ đã đầu tư rất nhiều tiền của, công sức vào đội bóng nhưng VFF và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã không mang đến sân chơi công bằng cho các đội tham dự, đặc biệt làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của nhà tài trợ là Tập đoàn Xuân Thành.

Hiện tượng các đại gia đua nhau đầu tư vào bóng đá có một thời gian trở thành cái mốt. Tuy nhiên, dấn thân vào lĩnh vực này đồng nghĩa với việc phải chi rất nhiều tiền mà nguồn thu không thấy đâu bởi đây được coi như một hình thức quảng bá hình ảnh doanh nghiệp. Gần đây, khi mà nền kinh tế gặp khó khăn, nhiều ông bầu bóng đá cũng đang thay nhau bỏ bóng đá hoặc có ý định bỏ bóng đá như trường hợp bầu Kiên, bầu Thọ, bầu Trường, bầu Hương.

Có rất nhiều lý do khiến các ông bầu từ giã bóng đã nhưng chuyện tiền bạc có lẽ cũng là yếu tố then chốt.

bầu Thụy, Nguyễn Đức Thụy, Xuân Thành Sài Gòn

Trong trường hợp bầu Thụy, là ông chủ của nhiều doanh nghiệp xi măng, điện, bảo hiểm… nên ban đầu thâm nhập vào làng bóng đá doanh nhân này đã chi rất nhiều tiền. Ông chủ của Tập đoàn Xuân Thành đã bơm hàng chục tỷ đồng mỗi năm cho bóng đá. Bên cạnh đó, những khoản thưởng và những vụ chơi ngông thuê cả giàn ca sĩ, người mẫu lên sân để biểu diễn, cổ vũ… cũng đã ngốn không ít tiền của vị doanh nhân này.

Xét về góc độ làm thương hiệu, sự thành công của bầu Thụy khi đầu tư vào bóng đá là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cái gì cũng có thời và nếu chỉ xét về mặt tài chính và hiệu quả đó hẳn là một cuộc chơi đốt túi của đại gia này.

Ở mảng chứng khoán, VIX sau khi vào tay bầu Thụy đã hoạt động khá tệ hại. CTCK này thua lỗ hơn 51 tỷ đồng trong năm 2012, so với kế hoạch đề ra lãi 39,7 tỷ đồng. Thương vụ mua vào hơn 17,3 triệu cổ phiếu VIX (để nâng tỷ lệ nắm giữ lên 81,5%) có lẽ cũng là một vụ thua lỗ của bầu Thụy bởi mức giá của cổ phiếu này khi đó đứng ở mức cao, khoảng 12.500-15.500 đồng/cp (so với mức giá 8.000 đồng/cp hiện tại).

Rao bán khá lâu nhưng cho đến nay đại gia này mới bán được 2,2 triệu cổ phiếu. Không biết bầu Thụy có thực sự muốn thoái toàn bộ tại VIX hay không nhưng nhìn diễn biến trên TTCK, cùng với triển vọng khá đen tối của phần lớn trong số 105 CTCK hiện tại, nhiều NĐT cho rằng đại gia này thực sự muốn thoát khỏi cỗ máy không sinh lời, thậm chí ngốn tiền này.

Trong khi chưa bán CTCK, quyết định thoát khỏi bóng đá có vẻ dễ dàng hơn bởi nó thuần túy chỉ là quyết định từ các ông chủ, ra thông báo là xong.

Gần đây, nhiều doanh nhân có tiếng trên TTCK đã có những quyết định khá táo bạo để tái cấu trúc doanh nghiệp, phù hợp với một môi trường mới như trường hợp bầu Đức (ông Đoàn Nguyễn Đức) bỏ thủy điện như “rứt những đứa con thân thiết của mình ra đi”; ông Đặng Thành Tâm bỏ ngân hàng… Với bầu Thụy, quyết định có thể gây sốc nhưng dễ hiểu vì những cuộc chơi tốn kém đã đốt quá nhiều tiền của ông.

Theo VEF



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.