Bỏ nghề giảng viên đi bán tào phớ, xăm hình, phát tờ rơi

Việc từ bỏ công việc ổn định, với mức thu nhập khá để đầu tư kinh doanh với họ vốn không phải quyết định dễ dàng.

Việc từ bỏ công việc ổn định, với mức thu nhập khá để đầu tư kinh doanh với họ vốn không phải quyết định dễ dàng.

Cựu giảng viên đi bán tào phớ

Anh Tô Phúc Thịnh (sinh năm 1981) đã tốt nghiệp khoa Chính trị và khoa Quan hệ công chúng của trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Sau khi tốt nghiệp, anh Phúc Thịnh về làm giảng viên tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây. Qua những chuyến công tác nước ngoài, anh vô cùng thích thú với những món ăn sử dụng tào phớ là nguyên liệu chính.

Bỏ nghề giảng viên đi bán tào phớ xăm hình phát tờ rơi

Nhiều người gọi anh chàng cựu giảng viên này với tên Thịnh tào phớ

Sau khi về nước, anh quyết định từ bỏ công việc giảng viên, cùng một người bạn mở cửa hàng tào phớ mang đậm chất Việt.

Năm 2010, anh vay mượn 100 triệu đồng để thuê cửa hàng, đồ đạc… Đồng thời, anh chủ động tìm tòi nguyên liệu, lên thực đơn cho quán tào phớ của mình. Từ một giảng viên chỉn chu, hàng ngày anh phải đi giao hàng, chở đồ để tiết kiệm chi phí.

Hiện nay, anh đã mở chuỗi 4 cửa hàng tại Hà Nội, ngoài ra ở các tỉnh thành khác như TP.HCM, Huế, Thái Bình… đều có các cửa hàng tào phớ nhượng quyền. Tại mỗi cửa hàng có khoảng 40 món khác nhau dựa trên nguyên liệu chính là tào phớ. Mỗi ngày, các cửa hàng của anh đón hàng trăm khách đến thưởng thức.

Bỏ làm giảng viên theo đuổi nghề xăm

Nguyễn Minh Đức sinh ra và lớn lên ở TP.HCM. Vì gia đình khó khăn nên khi chưa học hết cấp II, anh đã phải làm việc trong xưởng gốm. Sau đó, anh dành toàn bộ số tiền tích góp được từ công việc này mở một tiệm cắt tóc nhỏ. Trong thời gian đó, anh bén duyên với xăm nghệ thuật, vì yêu thích nên Minh Đức tự mày mò và hành nghề tay trái.

Bỏ nghề giảng viên đi bán tào phớ xăm hình phát tờ rơi

Xăm hình là đam mê của anh Đức

Làm giảng viên tại CĐ công nghệ Thủ Đức, nhưng không hài lòng với cuộc sống hiện tại, anh Đức quyết định bỏ nghề giảng viên và theo đuổi đam mê xăm nghệ thuật.

Sau 16 năm hoạt động, giờ anh trở thành một trong số những nghệ nhân thu hút khách xăm tại TP.HCM với thương hiệu Minh Đức Art. Hiện tại, anh đang sở hữu 3 studio xăm nghệ thuật. Năm 2012, anh nhận được giải thưởng Dịch vụ hoàn hảo do Cục Sở hữu trí tuệ trao tặng.

Bán mì chũ, kem tươi

Anh Phạm Anh Túc từng là giảng viên của trường ĐH Quốc Gia Hà Nội. Sau một thời gian gắn bó với công việc, anh đột ngột xin nghỉ và mở xưởng sản xuất mì chũ. Dù gặp khá nhiều sự phản đối của gia đình, nhưng anh Túc vẫn quyết tâm theo đuổi đến cùng niềm đam mê kinh doanh.

Bỏ nghề giảng viên đi bán tào phớ xăm hình phát tờ rơi

Cựu giảng viên sở hữu chuỗi cửa hàng lớn

Sau một thời gian thua lỗ, hiện tại, anh Túc sở hữu trong tay 5 cửa hàng chuyên bán xe đạp, hóa mỹ phẩm, đồ uống, kem tươi từ Đức. Ngoài ra, anh còn mở thêm quán café được làm hoàn toàn từ phế liệu trên phố Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội).

Từ chối làm giảng viên để đi bán bút tre

Anh Nguyễn Duy Thắng sinh ra trong một gia đình nghèo ở xóm Chiều (Hoài Đức, Hà Nội). Tốt nghiệp Viện Đại học Mở với tấm bằng xuất sắc, được nhận làm giảng viên nhưng anh từ chối công việc ổn định để rong ruổi khắp nơi bán bút tre do mình tự sáng chế.

Bỏ nghề giảng viên đi bán tào phớ xăm hình phát tờ rơi

Những chiếc bút tre handmade

Năm 2014, anh thành lập công ty chuyên cung cấp sản phẩm thủ công bằng tre trong và ngoài nước, mỗi tháng, doanh thu lên tới hàng tỷ đồng.

Theo Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.